Vũ Khí Hiện Đại Nhất Của Mỹ

Vũ Khí Hiện Đại Nhất Của Mỹ

TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.

TPO - Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 19/12 đến 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại, trong đó có những sản phẩm mới sản xuất gần đây sẽ được trưng bày.

Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình, tự vệ và vì nhân dân

Theo Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính phủ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng – Cơ quan thường trực Ban Tổ chức triển lãm: "Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam từ ngày 8 đến 10/12.

Triển lãm nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; đồng thời quảng bá, tuyên truyền về năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất tới bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước.

Triển lãm cũng nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về công nghiệp quốc phòng, đa dạng hóa các kênh hợp tác mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài để sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, trang bị hậu cần đáp ứng yêu cầu của các lực lượng vũ trang; tìm hiểu, nghiên cứu xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật trên thế giới để đề xuất, lựa chọn mua sắm, sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị cho Quân đội và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng.

Đây cũng là dịp để tích lũy kinh nghiệm hướng tới tổ chức Triển lãm định kỳ 2 năm/lần, trong đó có Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Với những mục đích trên, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng kỳ vọng Triển lãm thành công ở tất cả các khía cạnh, đặc biệt chúng ta sẽ tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại quốc phòng với các đối tác quốc tế; khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình, tự vệ và vì nhân dân; từ đó tạo niềm tin chiến lược với bạn bè quốc tế, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Thông qua Triển lãm, chúng tôi cũng hy vọng các doanh nghiệp trong khu vực và thế giới sẽ có cơ hội giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm kiếm được cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng; các đơn vị quốc phòng, an ninh sẽ tiếp cận và tìm hiểu nghiên cứu xu hướng phát triển của vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại trên thế giới phục vụ quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình".

Một dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhà máy Z111. Ảnh QĐND

Phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng

Đề cập tới chính sách phát triển theo hướng lưỡng dụng của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, Đại tá Dương Văn Yên cho biết, chính sách này được triển khai đồng bộ theo hai chiều: Một là, đẩy mạnh các lĩnh vực có thế mạnh của công nghiệp quốc phòng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Hai là, huy động tối đa năng lực sản xuất, công nghệ của các thành phần kinh tế công nghiệp dân sinh cho các hoạt động công nghiệp quốc phòng.

Qua đó, kết hợp chặt chẽ các cơ sở công nghiệp quốc phòng với các cơ sở công nghiệp dân sinh phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phải tuân thủ yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, sẵn sàng huy động, động viên để sản xuất bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng khi cần thiết.

Về chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện đại, Đại tá Dương Văn Yên lưu ý, Việt Nam chủ trương xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ năng lực sản xuất được các loại vũ khí trang bị hiện đại, vũ khí chiến lược, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại, nâng cao sức mạnh, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Trong tham luận của mình, Đại tá Dương Văn Yên cũng đưa ra các định hướng, giải pháp phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam theo hướng lưỡng dụng, hiện đại.

Phần trình bày về nội dung "công nghiệp quốc phòng Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, phát triển theo hướng lưỡng dụng, hiện đại" của Đại tá Dương Văn Yên đã thu hút sự quan tâm và nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo.

Tiến tới làm chủ nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới cho lục quân, hải quân, không quân

Thành tựu mà ngành Công nghiệp quốc phòng Việt Nam đạt được có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động trong các cơ sở Công nghiệp quốc phòng (phần lớn cơ sở nòng cốt do Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý).

Với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và năng lực dây chuyền công nghệ hiện có, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có nhiều thuận lợi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ khâu tổ chức nghiên cứu, chế thử đến triển khai sản xuất loạt sản phẩm.

Hơn nữa, sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất quốc phòng là nét đặc trưng riêng có của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng so với các đơn vị khác trong toàn quân.

Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy cho biết: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo vũ khí, trang bị kỹ thuật cho sư đoàn bộ binh; đáp ứng một phần vũ khí, trang bị kỹ thuật cho Binh chủng Pháo binh, Binh chủng Tăng thiết giáp.

Bước đầu nghiên cứu, sản xuất được một số vũ khí, trang bị kỹ thuật cho Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không-Không quân và đang xây dựng tiềm lực kỹ thuật, công nghệ tiến tới làm chủ nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới cho lục quân, hải quân, không quân.

10 năm qua, tỷ lệ sản phẩm của các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ được ứng dụng vào thực tiễn đạt khoảng 85%.

Trong đó, chưa đến 20% sản phẩm nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa về công nghệ của hầu hết sản phẩm đều đạt trên 80%, nhiều sản phẩm đạt trên 90%.

Theo Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy: Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất quốc phòng, như: Số lượng sản phẩm của đề tài đã nghiên cứu, chế thử thành công được đưa vào sản xuất loạt “0” chưa nhiều, nhất là các loại vật tư kỹ thuật cho các quân chủng, binh chủng.

Một số dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất các sản phẩm quốc phòng đòi hỏi độ chính xác, hàm lượng khoa học cao; sự gắn kết giữa viện nghiên cứu với đơn vị sản xuất trong nghiên cứu, chế thử sản phẩm chưa chặt chẽ.

Nguồn lực tài chính cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ còn hạn chế; chưa có nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu cơ bản, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ứng dụng; cơ chế quản lý và triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ còn bất cập...

Làm chủ thiết kế, chế tạo nhiều tổ hợp vũ khí thiết bị kỹ thuật công nghệ cao

Hiện nay, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa được nhiều chủng loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại với hàm lượng khoa học, công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng vũ trang.

Nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại trước đây phải mua của nước ngoài thì nay đã tự nghiên cứu, phát triển trong nước.

Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công nghệ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng chi sẻ điều này trong bài viết: "Nghiên cứu, sản xuất vũ khí gắn với nghiên cứu khoa học - công nghệ" đăng trên báo QĐND.

Theo bài viết, những năm qua, nhờ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nên nhiều sản phẩm được triển khai sản xuất loạt, đưa vào trang bị trong Quân đội.

Thông qua triển khai các chương trình, đề án khoa học công nghệ lớn hướng đến các sản phẩm mục tiêu đồng bộ, quy mô lớn, phức tạp đã góp phần nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ trên một số lĩnh vực đặc thù; làm chủ thiết kế, chế tạo nhiều tổ hợp vũ khí thiết bị kỹ thuật công nghệ cao.

Trình độ nghiên cứu cơ bản, công nghệ nền, công nghệ phụ trợ có bước phát triển mới.

Theo Đại tá, TS. Nguyễn Quang Huy: Ngành công nghiệp quốc phòng hiện nay cơ bản có đủ năng lực tự chủ, từ nghiên cứu đến sản xuất hầu hết các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại cho lục quân, thông tin liên lạc.

Trong đó, đã chế tạo một số hệ thống tích hợp, các cụm khối cơ khí, điện tử, vật tư, linh kiện... phục vụ chế tạo các loại vũ khí, khí tài mới; bảo đảm kỹ thuật các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại trong biên chế của các quân chủng, binh chủng, ngành.