Biến Kiểm

Biến Kiểm

No search term specified. Showing recent items. Search or use up and down arrow keys to select an item.

No search term specified. Showing recent items. Search or use up and down arrow keys to select an item.

Chủ động công tác dự báo trước, trong và sau bão

Theo Thứ trưởng Lê Công Thành, đến nay, Ban chỉ đạo Trung ương và Ban chỉ huy địa phương về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã nắm tình hình. Các Đài KTTV tiếp tục giữ liên hệ với các đầu mối để kịp thời thông tin diễn biến và cảnh báo nguy cơ tác động của bão số 3.

Để chuẩn bị cho cuộc họp của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3, Thứ trưởng yêu cầu Tổng cục KTTV bám cập nhật thông tin mới nhất về đường đi, cường độ, tốc độ di chuyển của bão.

Thứ trưởng cũng lưu ý nguy cơ dông lốc trước cơn bão và không thể chủ quan dù bão còn cách xa đất liền. Hiện nay, thời tiết trong đất liền đang nắng nóng và độ ẩm cao, bão chỉ cần qua đảo Hải Nam là có thể gây dông lốc.

Vì vậy, các đơn vị dự báo cần đánh giá kỹ các nguy cơ, sử dụng hệ thống cảnh báo dông lốc sét và đánh giá những yếu tố bất ổn định trong bờ để có cảnh báo tốt nhất.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Nhập khẩu gạo Ấn Độ tăng đột biến, Bộ Công Thương vào cuộc kiểm tra

Theo Quyết định, Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với 5 DN gạo gồm: Công ty CP Tập đoàn Tân Long; Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuận Minh; Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời; Công ty CP Tân Đồng, Công ty Khánh Tâm.

Công nhân làm việc tại nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad của Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trước việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ tăng đột biến trong thời gian qua, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu gạo.

Theo Quyết định, Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với 5 doanh nghiệp gạo gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuận Minh; Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khánh Tâm.

Theo Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương được giao trách nhiệm là Trưởng Đoàn. Các thành viên còn lại trong Đoàn gồm đại diện Vụ Pháp chế; đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Phòng Xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản thuộc Cục Xuất Nhập khẩu.

Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ làm việc với các đơn vị có liên quan về tình hình xuất nhập khẩu gạo hàng hóa phục vụ việc quản lý, điều hành xuất nhập khẩu gạo theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra phối hợp, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các giấy tờ, tài liệu, thông tin theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin, tài liệu đã cung cấp cho Đoàn kiểm tra; trong đó, bao gồm các thông tin về tình hình nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ, tồn kho gạo từ Ấn Độ của doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 22/6 vừa qua, Cục Xuất nhập khẩu đã có Công văn gửi các công ty nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. Cụ thể, để phục vụ việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo chống gian lận xuất xứ, bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam, Cục Xuất Nhập khẩu đã yêu cầu các Công ty nhập khẩu gạo từ Ấn Độ phối hợp cung cấp các thông tin về tình hình nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ, tồn kho gạo Ấn Độ của công ty và gửi Báo cáo về Bộ Công Thương (đầu mối là Cục Xuất Nhập khẩu) trước ngày 29/6/2021.

Ba tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD, về lượng tăng hơn 3.250 lần so cùng kỳ năm trước.

Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm trước đó và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay./.

https://www.vietnamplus.vn/nhap-khau-gao-an-do-tang-dot-bien-bo-cong-thuong-vao-cuoc-kiem-tra/723043.vnp

(Ngày Nay) - Chú Đại Bi còn được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Chú Đại Bi gồm có 84 câu. Mỗi biến là một lần đọc nguyên bài chú.

Chú Đại Bi hay Đại Bi Tâm Đà La Ni là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Bài chú này còn có những tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni,…

Chú Đại Bi thường được gọi là thần chú, linh chú đại bi. Bởi vì bất cứ ai tin và hành trì thần chú này một cách thành tâm thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú này được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm và được chư Phật ấn chứng. Chú Đại Bi chính là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh. Bài Chú Đại Bi gồm có 84 câu. Mỗi biến là một lần đọc nguyên bài chú.

Theo kinh Phật ghi chép lại thì bài chú Chú Đại Bi được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trong một pháp hội với sự hội tụ đông đủ của các chư Phật, Bồ Tát, Thành, Vương. Chú Đại Bi Tâm Đà Ta Ni được thuyết ra với mục đích cầu cho chúng sanh được an vui, diệt trừ bệnh tật, diệt tất cả nghiệp ác, xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan sự sợ hãi, được giàu có, sống lâu hơn và được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu.

Trong tư tưởng Phật giáo, Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng quan trọng nhất của Phật pháp Đại thừa. Người là đại diện cho lòng trắc ẩn của tất cả chư Phật. Do đó, mọi Phật tử đều tin rằng ngài là hiện thân của sự cứu rỗi cho tất thảy chúng sanh, ngay cả với những người đã từng phạm phải tội lỗi khó tha thứ.

Chú Đại Bi tiếng Việt là bản dịch Kinh Chú Đại Bi từ âm tiếng Phạn ra âm Hán ra âm Việt được sử dụng chính thức trong các các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam và hải ngoại.

Chú Đại Bi được nhiều Phật tử trì tụng hàng ngày để cầu mong thoát khỏi khổ nạn, tiêu trừ tai ách và hướng tới một cuộc sống an nhiên, tự tại. Đây chính là bản dịch Chú Đại Bi tiếng Việt được sử dụng trong các nghi thức tụng niệm phổ biến tại Việt Nam.

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại bi tâm đà la ni

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da

3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da

10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da

11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà

16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già

17. Ma Phạt Đạt Đậu18. Đát Điệt Tha

76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da

84. Ta Bà Ha ( Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng).

Sự khác nhau giữa Chú Đại Bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến

Chú Đại Bi 3 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 3 lần.

Thường thì Chú Đại Bi 3 biến được các Phật tử tụng tại gia khi không có quá nhiều thời gian, điều kiện không cho phép. Vốn dĩ đọc bao nhiêu lần là tùy hỷ của mỗi người. Không quan trọng bạn đọc nhiều hay đọc ít, nhưng khi đọc phải có lòng thành, tin tưởng và phát tâm đại bi thì bạn mới có thể nhận được nhiều phước đức và công đức.

Trẻ con niệm Chú Đại Bi rất tốt, phụ huynh nên dạy cho các cháu đến bàn Phật để cùng trì niệm, nhưng tốt nhất chỉ niệm Chú Đại Bi từ 1 – 3 biến. Ngoài giờ trì niệm Chú Đại Bi, đến giờ học thì để cho các cháu học tập và làm việc theo thời dụng biểu của gia đình. Mỗi lần làm một việc, không nên cho các cháu làm hai việc cùng một lúc sẽ khiến cháu dễ bị phân tâm, rối mù lên và không còn thông minh nữa!

Lưu ý là không nên trì trú khi đang đi xe, làm việc nhà, vào cơ quan, vào nơi công cộng, vào toilet… vì như vậy là tạp niệm. Tốt hơn hết là lúc đó bạn chỉ cần “biết đến việc làm của mình” là “chánh niệm”.

Chú Đại Bi 5 biến là bài kinh chú được trì tụng lại 5 lần. Quý Phật tử có thể hiểu theo cách đơn giản là bài Kinh Chú Đại Bi dịch ra tiếng Việt cơ bản có 84 dòng. Tùy tâm cũng như nhiều yếu tố liên quan khác về thời gian, không gian, sức khỏe… mà hành giả có thể trì tụng lặp đi lặp lại bài kinh gốc bao nhiêu lần tùy ý. Mỗi lần là một biến. Hành giả có thể tụng 3 lần, 5 lần, 7 lần, 21 lần, 49 lần hay 108 lần… Đến đây thì chắc hẳn quý Phật tử cũng đã hiểu được sự khác nhau Chú Đại Bi 3 – 5 – 7 – 21 – 49 biến là gì rồi phải không nào?

Theo kinh ghi thì nên trì tụng Chú Đại Bi ít nhất mỗi ngày đêm là 5 lần (tức 5 biến chú), do đó hành giả tu tập nên tụng Chú Đại Bi 5 biến mỗi ngày. Nếu có thể thì tụng nhiều hơn như 21 biến, 49 biến hoặc 108 biến. Đặc biệt theo Quyển thượng kinh Thiên Nhã Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú thì khi trì tụng Chú Đại Bi 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh. Chú Đại Bi còn được gọi là “Đại bi tâm Đà ra ni”, tức là Bồ tát Quán Thế Âm tổng trì các pháp và vượt qua mọi trở lực để đạt đến cứu cánh chúng sanh. Người trì tụng Chú Đại bi là nhằm giúp gỡ bỏ dần nghiệp lực tham sân si của chúng sanh, tiến đến sự an lạc, mục tiêu mình muốn đến.

Bài kinh Chú Đại Bi gồm 84 câu, 415 chữ. Bạn đọc hết 1 bài thì tính là 1 biến.

7 biến thì có nghĩa là bạn cần đọc đi đọc lại bài kinh 7 lần. Chú Đại Bi 7 biến là tương đối phù hợp với các Phật tử trì tụng tại nhà hàng ngày, không quá dài và cũng không quá ngắn. Những lưu ý khi trì tụng Chú Đại Bi 7 biến Khi trì tụng Chú Đại Bi 7 biến, quý Phật tử phải cố gắng giữ trạng thái an lạc, điềm nhiên càng lâu càng tốt. Về vấn đề này cần tập luyện theo thời gian, ban đầu quý Phật tử có thể giữ được 5-10 phút, về sau lâu dần có thể giữ được 1-2 giờ hoặc lâu hơn thế. Cho đến khi quý Phật tử có thể sống trong tâm an lạc đó hàng ngày thì nơi đâu cũng là tịnh độ.

Bài kinh Chú Đại Bi gồm 84 câu, 415 chữ. Bạn đọc hết 1 bài thì tính là 1 biến. Khi bạn trì tụng Chú Đại Bi 21 biến thì có nghĩa là bạn cần đọc đi đọc lại bài kinh 21 lần. Trước khi trì tụng Chú Đại Bi 21 biến thì người Phật tử phải chuẩn bị tâm thái với ba nghiệp tâm, khẩu và ý thanh tịnh tuyệt đối, ngồi thẳng lưng, ngồi ngay ngắn như khi ngồi trước Đức Phật để thân nghiệp thanh tịnh. Miệng không được nói lời sai trái, nghiêm trang, không cười đùa để khẩu nghiệp thanh tịnh. Ý chí không được tán loạn, chỉ nên tập trung vào hành động trì tụng để thanh tịnh ý nghiệp.