Cột cờ Hà Nội Cột cờ Hà Nội được xây dựng xong từ năm 1812 vào thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua hơn 200 năm in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, những phần hư hỏng của Cột cờ đã được trùng tu lại, nhưng vẫn giữ được hiện trạng ban đầu. Và Cột cờ Hà Nội hiện nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội trước đây còn có tên gọi Kỳ đài Hà Nội. Thời nhà Nguyễn, Kỳ đài còn có chức năng là vọng canh, vì theo trục bắc-nam, kiến trúc này chỉ cách Đoan Môn khoảng 300m, cách điện Kính Thiên 500m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ. Nhìn tổng thể cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên. Bố cục cân đối ấy đã tạo những đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ của nó hài hoà, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh. Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và mang vẻ đẹp riêng cho từng cấp. Công trình kiến trúc cổ kính này được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một, mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m có 2 cầu thang bằng gạch cổ dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa thông gió, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ “Nghênh Húc” (đón ánh sáng ban mai), cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với hai chữ “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng), cửa Bắc không đề chữ. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m, có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Ở cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện. Trên tầng này là phần thân của cột cờ, cao 18,2m; hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có 54 bậc cầu thang xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng (và thông hơi) bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng. Đỉnh Cột Cờ (Vọng canh) được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng với tám mặt, có thể đủ cho 5-6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ. Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m. Điều đặc biệt của cột cờ là giữa những ngày Hà Nội nóng nhất, nhiệt độ bên trong cột cờ vẫn luôn mát mẻ như có máy lạnh. Hơn nữa, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ được xây dựng rất khoa học, mỗi khi trời mưa to, nước cũng không thể chảy vào trong lòng tháp. Biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Chính vì vậy, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 10-10-1954, Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn - ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng. Cả Hà Nội dồn về cột cờ chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”. Đúng 15 giờ, khi còi Nhà hát Thành phố nổi lên, Đoàn quân nhạc cử Quốc ca, cờ Tổ quốc - lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên theo nhịp khúc quân hành. Lần đầu tiên sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cờ Tổ quốc lại tung bay hiên ngang trên bầu trời lộng gió của thủ đô Hà Nội. Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu di tích Cột cờ - Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, mỗi ngày có 1.000-2.000 du khách đến thăm quan cụm di tích (Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội) này. Điểm di tích này mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ hai và thứ 5 đóng cửa để bảo dưỡng. Hơn 60 năm qua, gắn trên đỉnh Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trên nền trời của Thủ đô, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do. Được khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc làm nên dáng vóc của Hà Nội thời bấy giờ. Đến nay, cột cờ Hà Nội không chỉ là một biểu tượng hùng thiêng của Thủ đô, mà còn là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua của Hà Thành. Năm 1989, cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử và thu hút được nhiều du khách tới thăm quan khi đến với Hà Nội.
Cột cờ Hà Nội Cột cờ Hà Nội được xây dựng xong từ năm 1812 vào thời Vua Gia Long triều Nguyễn trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long. Trải qua hơn 200 năm in dấu và “sống” cùng những thăng trầm của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, những phần hư hỏng của Cột cờ đã được trùng tu lại, nhưng vẫn giữ được hiện trạng ban đầu. Và Cột cờ Hà Nội hiện nay là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội trước đây còn có tên gọi Kỳ đài Hà Nội. Thời nhà Nguyễn, Kỳ đài còn có chức năng là vọng canh, vì theo trục bắc-nam, kiến trúc này chỉ cách Đoan Môn khoảng 300m, cách điện Kính Thiên 500m và cách cửa Bắc chừng gần 1.000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ. Nhìn tổng thể cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên. Bố cục cân đối ấy đã tạo những đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, dáng vẻ của nó hài hoà, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh. Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và mang vẻ đẹp riêng cho từng cấp. Công trình kiến trúc cổ kính này được xây dựng bao gồm ba tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch. Tầng một, mỗi chiều dài 42,5m; cao 3,1m có 2 cầu thang bằng gạch cổ dẫn lên. Tầng hai, mỗi chiều dài 27m; cao 3,7m có 4 cửa thông gió, cửa hướng Đông trên có đắp hai chữ “Nghênh Húc” (đón ánh sáng ban mai), cửa Tây với hai chữ “Hồi Quang” (ánh sáng phản chiếu), cửa Nam với hai chữ “Hướng Minh” (hướng về ánh sáng), cửa Bắc không đề chữ. Tầng ba, mỗi chiều dài 12,8m; cao 5,1m, có cửa lên cầu thang trông về hướng Bắc. Ở cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện. Trên tầng này là phần thân của cột cờ, cao 18,2m; hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có 54 bậc cầu thang xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng (và thông hơi) bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng. Đỉnh Cột Cờ (Vọng canh) được cấu tạo thành một cái lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng với tám mặt, có thể đủ cho 5-6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cán cờ cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ. Toàn bộ cột cờ cao 33,4m, nếu kể cả cán cờ là 41,4m. Điều đặc biệt của cột cờ là giữa những ngày Hà Nội nóng nhất, nhiệt độ bên trong cột cờ vẫn luôn mát mẻ như có máy lạnh. Hơn nữa, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ được xây dựng rất khoa học, mỗi khi trời mưa to, nước cũng không thể chảy vào trong lòng tháp. Biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên được treo lên Cột cờ Hà Nội. Chính vì vậy, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, hình ảnh Cột cờ Hà Nội đã được in trang trọng trên đồng tiền được phát hành đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 10-10-1954, Hà Nội tưng bừng rạo rực chào đón ngày hội lớn - ngày Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng. Cả Hà Nội dồn về cột cờ chờ đón giây phút lịch sử: Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đỉnh “Cột cờ Hà Nội”. Đúng 15 giờ, khi còi Nhà hát Thành phố nổi lên, Đoàn quân nhạc cử Quốc ca, cờ Tổ quốc - lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên theo nhịp khúc quân hành. Lần đầu tiên sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cờ Tổ quốc lại tung bay hiên ngang trên bầu trời lộng gió của thủ đô Hà Nội. Giờ đây, Cột cờ Hà Nội là một điểm du lịch không thể bỏ qua trong hành trình khám phá lịch sử đất Hà Thành. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu di tích Cột cờ - Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, mỗi ngày có 1.000-2.000 du khách đến thăm quan cụm di tích (Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội) này. Điểm di tích này mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ hai và thứ 5 đóng cửa để bảo dưỡng. Hơn 60 năm qua, gắn trên đỉnh Cột cờ Hà Nội là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay trên nền trời của Thủ đô, mãi mãi là biểu tượng vinh quang, là niềm tự hào của dân tộc, đất nước Việt Nam độc lập, tự do. Được khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc làm nên dáng vóc của Hà Nội thời bấy giờ. Đến nay, cột cờ Hà Nội không chỉ là một biểu tượng hùng thiêng của Thủ đô, mà còn là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua của Hà Thành. Năm 1989, cột cờ Hà Nội được công nhận là di tích lịch sử và thu hút được nhiều du khách tới thăm quan khi đến với Hà Nội.
Đến nay, việc triển khai chuyển đổi số của Hà Nội bước đầu đạt một số kết quả, Chính quyền số từng bước được triển khai. Việc xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh bảo đảm các điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác. Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án số 06 trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước.
Bên cạnh một số kết quả ban đầu, quá trình triển khai chuyển đổi số của Hà Nội còn một số hạn chế như: Dữ liệu số chưa được hoàn thiện và khai thác hiệu quả, việc phân tích dữ liệu thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành chưa được triển khai; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong một số cơ quan của thành phố còn hạn chế.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế số, xã hội số còn hạn chế. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; chuyển đổi số trong hầu hết các ngành, lĩnh vực còn chậm so với nhu cầu của xã hội và nhiệm vụ của thành phố.
Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên chủ yếu là do nhận thức của cấp ủy, người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh còn những hạn chế, bất cập và chưa thống nhất; công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn bị động, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành của thành phố, giữa thành phố với các tỉnh, thành trên cả nước, giữa thành phố với Trung ương còn chưa chặt chẽ, nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ...
TS. Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội cho rằng, để tận dụng các cơ hội trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khắc phục các tồn tại, hạn chế đồng thời là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, việc xây dựng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần tích hợp các nội dung về chuyển đổi số. Chú trọng xây dựng thành phố Hà Nội thông minh bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, bám sát đề cương định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt.
Theo TS. Nguyễn Việt Hùng, cần chú trọng quan điểm chỉ đạo về việc chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh phải bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp tình hình của Thủ đô, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai.
Chuyển đổi số, xây dựng TP. Hà Nội thông minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị của thành phố chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực để chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh; tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành thành phố thông minh.
Bảo đảm thống nhất, đồng bộ từ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới đến áp dụng các quy định, quy chế, tiêu chuẩn trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu. Ưu tiên chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đối với những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, phát huy sức mạnh của toàn xã hội, phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng văn hóa, con người và vị thế của Thủ đô.
Bên cạnh đó, hướng đến mục tiêu đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; Hà Nội duy trì và phấn đấu vị trí cao trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp, khai thác dữ liệu như một nguồn tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội.
Đưa ra những giải pháp trọng tâm, TS. Nguyễn Việt Hùng cho rằng, cần tập trung tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Cụ thể là chuyển đổi nhận thức: Các cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý. Đổi mới mạnh mẽ tư duy và nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các hiệp hội ngành, nghề thành phố trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi số; xây dựng thành phố thông minh, tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, giám sát và vận hành thành phố thông minh…
Ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi số gắn với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong ngành, lĩnh vực, địa phương.
Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy thuộc phạm vi, thẩm quyền gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số với quy hoạch Thủ đô; Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng.
Khuyến khích áp dụng và có lộ trình từng bước áp dụng các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định, hướng dẫn liên quan đến quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị thông minh, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và quản lý phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị thông minh, thành phố thông minh.
Đồng thời, hướng tới tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ về truyền thông và trao đổi thông tin; chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho đô thị thông minh, áp dụng hiệu quả các giải pháp quản lý, mô hình thông tin công trình và các giải pháp công nghệ số trong phát triển đô thị như hệ thống bản đồ không gian số hoá, các giải pháp định vị, định danh.
Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin: Hình thành trung tâm thông tin điều hành thông minh và trung tâm thông tin quy hoạch trên cơ sở tổ chức lại lực lượng CNTT hiện có, phát triển trung tâm dữ liệu chính, hướng tới tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung của thành phố bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo nền tảng chuyển đổi số phục vụ quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và phát triển kinh tế số, xã hội số; triển khai Đề án số 06 của Chính phủ trên toàn thành phố một cách đồng bộ và hiệu quả; thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Phát triển nhân lực số: Tăng cường triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, về an ninh, an toàn thông tin mạng và tính riêng tư trên mạng cho người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của thành phố; đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp, ưu tiên triển khai đào tạo, tập huấn thông qua các nền tảng dạy và học trực tuyến.
Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số: Đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, hợp tác, học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức trong toàn xã hội phục vụ quá trình chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh của Thủ đô.
Đối với công tác phát triển chính quyền số, TS. Nguyễn Việt Hùng cho rằng, cần phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước tại các cấp, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong và ngoài thành phố theo quy định và yêu cầu, trong đó, tập trung ưu tiên duy trì, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng, như đất đai, dân cư, đăng ký doanh nghiệp, công chức - viên chức, tài chính, bảo hiểm, hộ tịch, thông tin quy hoạch, an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, y tế, hệ thống tác nghiệp quản lý đô thị tập trung (IOC); tiến tới cung cấp toàn bộ các thủ tục hành chính đủ điều kiện lên dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Áp dụng định danh và xác thực danh tính điện tử qua việc triệt để khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai và doanh nghiệp, tạo nền tảng cốt lõi cho công tác quản trị xã hội. Trước hết, tập trung triển khai Đề án số 06 hiệu quả, vững chắc trong hoạt động khai thác dữ liệu vào quản lý điều hành của chính quyền.
Theo TS. Nguyễn Việt Hùng, Hà Nội nên thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ đô thị thông minh tại một số quận, huyện của thành phố, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với phát triển chính quyền số. Tăng cường hoạt động chuyển đối số trong các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố, trong các hoạt động bảo đảm giữ gìn trật tự an toàn xã hội nhằm mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành chuyển đổi số.