Từ đầu năm mới, tại Miếu Bà Thiện Hậu (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) luôn tấp nập du khách đến hành hương, cúng bái cầu một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Từ đầu năm mới, tại Miếu Bà Thiện Hậu (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) luôn tấp nập du khách đến hành hương, cúng bái cầu một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Núi Bà Đen được cải tạo thành khu du lịch tiêu chuẩn quốc tế ở Tây Ninh với hệ thống cáp treo hiện đại được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2020, có 2 tuyến cáp treo tại núi Bà Đen là tuyến cáp treo Chùa Hang để tham quan chùa Bà và tuyến cáp treo Vân Sơn để lên thẳng đỉnh núi.
Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen từ MIA.vn, đi cáp treo không những giúp bạn rút ngắn thời gian di chuyển, mà còn cho mọi người thoả mong muốn được đặt chân lên ”nóc nhà Đông Nam Bộ”.
Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen của nhiều bạn trẻ, họ chọn cách trekking đường bộ để vừa muốn thử thách bản thân để cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có thể viếng thăm các ngôi chùa tại Núi Bà từ chân núi đế ngọn núi một cách trọn vẹn.
Núi Bà Đen cũng là cung đường trekking lý tưởng cho những bạn trẻ đam mê bộ môn leo núi với 7 cung đường leo núi theo độ khó tăng dần, lần lượt là: Đường chùa - Đường cột điện - Đường ống nước - Đường Ma Thiên Lãnh - Đường núi Phụng - Đường Hồ Chí Minh - Đường đá trắng.
Núi Bà Đen là điểm du lịch về tâm linh đặc biệt, ngoài việc đi lễ chùa bạn cần nên chú ý một số điều cấm kị sau đây trong kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen để có chuyến hành hương trọn vẹn ý nghĩa.
+ Trên đường đi hành hương hoặc leo núi tại Chùa Bà, bạn không nên than mệt. Theo quan niệm của nhiều người, nếu như than mệt thì đồng nghĩa với việc bạn không thành tâm đi lễ chùa. Vì thế, những tâm nguyện hay lời cầu khấn của bạn sẽ không được thần linh chứng giám.
+ Khi đến hành hương tại núi Bà Đen, theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen của những người mộ đạo bạn nên tham quan và chiêm bái lần lượt theo trình từ vị trí thấp lên cao hơn.
+ Không tự ý lấy bất cứ đồ đạc nào của chùa về nhà, trừ khi là lộc được nhà chùa phát.
+ Theo kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen của nhiều người, bạn nên vào chùa từ cửa bên, không đi cửa chính giữa. Cổng giữa chỉ dành cho bậc cao tăng, khoa bảng đi vào những dịp quan trọng.
+ Vào điện thờ, bạn tuyệt đối không nhìn trực tiếp vào tượng thờ, không ngó ngang ngó dọc trước điện Tam bảo, không để trẻ con chạy nhảy, đùa giỡn trước nơi thờ tự, làm như thế sẽ phạm tội bất kính.
+ Một kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen cuối cùng mà chắc hẳn ai cũng biết đó chính là không được mặc quần áo hở hang, phản cảm khi viếng chùa và hạn chế quay phim, chụp hình tại điện thờ.
Với những điều về kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Đen mà cẩm nang du lịch của MIA.vn vừa chia sẻ, chúc các bạn có một chuyến du lịch, hành hương đầy ý nghĩa nhé!
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.
Trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.
Trải rộng trên 4 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân, Thanh Sơn. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội).
Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về,hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.
Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi Chùa Hương, bởi theo "Truyện Phật Bà Chùa Hương" thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Chùa Hương.
Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng, người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích "Nam Thiên Đệ Nhất Động " (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy" (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương...
Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.
Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62 km về phía Tây Nam, thuộc địa bàn, xã Hương Sơn- huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
- Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12 km thì tới địa phận chùa Hương.
- Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới Thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu qua khu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Chùa Hương.
Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh, hình thành nên 3 tuyến tham quan.
Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan - Đền Cửa Võng
-Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh
-Hang Sơn Thủy Hữu Tình - Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài - Chùa Long Vân Động Long Vân – Chùa Cây Khế
Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá
Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.
Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ" thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.
Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc gảy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt.
Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội. Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào nơi tiên cõi Phật. Con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động. Cuộc leo núi tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Đường núi từ chùa Ngoài vào chùa Trong lúc nào cũng tấp nập.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Bà Phạm Thị Như Phong, Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, chia sẻ: địa phương rất vinh dự và tự hào là nơi có quần thể di tích lịch sử - văn hóa lớn, mang tầm ảnh hưởng khu vực và vẫn bảo tồn nhiều nét văn hóa tâm linh, văn hóa dân gian đặc sắc từ bao đời nay.
Những năm gần đây, huyện Vũ Thư luôn chú trọng đầu tư, nâng tầm lễ hội, góp phần lan tỏa và phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc và điêu khắc của di tích này. Với nhận thức về trách nhiệm đối với di sản mang giá trị đặc biệt, chùa Keo đã trở thành biểu tượng văn hóa và điểm đến du lịch đặc trưng của địa phương.
Mỗi năm, lễ hội chùa Keo thu hút đông đảo người dân trong vùng đồng bằng sông Hồng và trên cả nước về chiêm bái, vãn cảnh và thắp hương lễ Phật, lễ Thánh. Mặc dù lễ hội được tổ chức ở quy mô cấp huyện, nhưng thực chất đã mang tầm lễ hội cấp vùng, được cư dân khu vực trồng lúa nước sông Hồng đặc biệt quan tâm.
Chùa Keo được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012; lễ hội chùa Keo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017, và Hương án chùa Keo được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2021. Những sự kiện này đã tạo nên giá trị và tầm ảnh hưởng lớn cho lễ hội chùa Keo, diễn ra hai lần mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu, với lễ hội mùa thu luôn là sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm của tỉnh Thái Bình.
Năm 2024, Ban tổ chức lễ hội duy trì các nghi lễ truyền thống vào ngày khai hội 12/10 (tức ngày 10 tháng 9 âm lịch), như lễ rước Đức Thánh, múa rối hầu Thánh, hầu đồng, lễ khai chỉ mở cửa đền, và các hoạt động tế lễ của Nhân dân cùng phật tử.
Tối 12/10, huyện Vũ Thư sẽ tổ chức khai mạc lễ hội chùa Keo với quy mô lớn tại sân Ban Quản lý Di tích chùa Keo, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình và các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Điểm nhấn trong đêm khai mạc là chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề "Chùa Keo - Linh thiêng nghìn thuở", do các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật Trung ương và địa phương biểu diễn, dưới sự cố vấn của Giáo sư Sử học Lê Văn Lan.
Ngoài ra, huyện Vũ Thư sẽ khai mạc Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương, lễ hội bánh và ẩm thực với quy mô 150 gian hàng.
Trong 8 ngày diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian như du thuyền hát hội, giao lưu chèo, múa rối nước, têm trầu cánh phượng, biểu diễn võ cổ truyền, giải cờ tướng, và trò chơi bắt vịt dưới hồ... sẽ được tổ chức.
Cùng thời điểm khai mạc lễ hội chùa Keo, vào chiều 12/10, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Vũ Thư cũng sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập huyện - một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của một huyện thuần nông, đang vươn lên trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.