"Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ"hay "Hội thánh Đức Chúa trời làm chứng cho Chúa Giesu" là "hiện tượng tôn giáo mới"có nguồn gốc từ đạo Tin lành, do một người Hàn Quốc là Ahn Sahng Hong (1918-1985)lập ra từ năm 1953, có Tổng hội đặt tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc và các chi nhánh ở các quốc gia.Năm 1985, sau khi ông Alm Sahng Hong qua đời, Hội thánh mở rộng được 13 giáo đoàn tại Hàn Quốc.Năm 2015 có khoảng 2,5 triệu tín đồ; 2500 Hội thánh (trong đó Hàn Quốc có 400 Hội thánh) có mặt ở 175 quốc gia.
"Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ"hay "Hội thánh Đức Chúa trời làm chứng cho Chúa Giesu" là "hiện tượng tôn giáo mới"có nguồn gốc từ đạo Tin lành, do một người Hàn Quốc là Ahn Sahng Hong (1918-1985)lập ra từ năm 1953, có Tổng hội đặt tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc và các chi nhánh ở các quốc gia.Năm 1985, sau khi ông Alm Sahng Hong qua đời, Hội thánh mở rộng được 13 giáo đoàn tại Hàn Quốc.Năm 2015 có khoảng 2,5 triệu tín đồ; 2500 Hội thánh (trong đó Hàn Quốc có 400 Hội thánh) có mặt ở 175 quốc gia.
“Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2001, thông qua nhập cảnh của người Hàn Quốc tới Việt Nam và một số người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc về nước. Đến khoảng năm 2005 - 2006, hình thành điểm, nhóm đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Họ hoạt động ôn hòa trong số người Hàn Quốc và một số ít người lao động Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số người cầm đầu đã chủ trương phát triển một cách cực đoan, bất chấp quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, bộc lộ những tác hại tiêu cực, trái với truyền thống, đạo đức của người Việt, như: cưỡng ép, xúi giục người theo từ bỏ phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, dùng mê tín, thần quyền o ép tín đồ... Những hành vi này gây ra những bất ổn về an ninh, trật tự.
Tại tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 3/2018 đến nay, các lực lượng Công an trong tỉnh đã liên tiếp phát hiện, xử lý nghiêm nhiều điểm nhóm của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tại Thành phố Thanh Hóa và các huyện: Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Như Thanh, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật có liên quan đến việc truyền đạo, sinh hoạt đạo trái pháp luật.
Qua theo dõi, điều tra, lực lượng chức năng nhận thấy: Đối tượng mà các nhóm “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tập trung lôi kéo chủ yếu là: Học sinh, sinh viên, phụ nữ, người nhẹ dạ cả tin, người có hoàn cảnh bất hạnh... Hầu hết những người bị lôi kéo tham gia vào “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đều được các đối tượng rao giảng những luận điệu duy tâm, phản khoa học, như: Không nghe theo lời dạy bảo của cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình; không thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ cúng; bắt những người tham gia phải nộp 10% thu nhập như một phần “hội phí”. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng danh nghĩa mở các văn phòng đại diện, thành lập công ty, buôn bán hàng đa cấp, trung tâm từ thiện, nhân đạo trá hình... với mục đích tuyên truyền, phát triển tổ chức; hỗ trợ về kinh tế, thuê nơi ở cho số sinh viên xa nhà, hỗ trợ tiền sinh hoạt... để lôi kéo người tham gia Hội thánh.
Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn như trên, một số người đã trở thành “tín đồ” - nạn nhân của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, trong số đó, không ít người là giáo viên, sinh viên, học sinh, thậm chí là cán bộ hưu trí...; nhiều người đã dẹp bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ thờ cúng ông bà, cha mẹ, bỏ nhà đi theo Hội thánh. Một số kẻ cầm đầu, “chấp sự” trong tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tôn giáo của không ít người, dùng các luận điệu như: ngày tận thế sắp đến, chia sẻ tình yêu thương, không cần làm gì cũng được sung sướng... nhằm tác động đến suy nghĩ, hành động của người tham gia để học theo hoạt động của Hội thánh, dẫn đến bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn, ly hôn, sinh viên bỏ học... Nếu “tín đồ” có ý định từ bỏ tổ chức sẽ bị những thành viên thuyết giảng, đe dọa về mặt tâm linh, bị cho là phản bội, khi chết sẽ bị đày đọa đau khổ, nên không dám từ bỏ.
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, đã xuất hiện công dân tập trung đông người tham gia sinh hoạt đạo “Đức Chúa Trời Mẹ”, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Công an thị xã đã tiến hành giải tán hoạt động và yêu cầu đối tượng cầm đầu cam kết không tiếp tục sinh hoạt, tuyên truyền lôi kéo người khác tham gia.
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân, đồng thời cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác... Chúng ta không chấp nhận và cần lên án kiểu “tà đạo” hoạt động mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân, có dấu hiệu lợi dụng giáo lý của tôn giáo để trục lợi cá nhân…, cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Do đó, mọi người cần phải tỉnh táo nhận diện rõ những hoạt động tôn giáo thuần túy của các tổ chức tôn giáo hợp pháp với hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”; nâng cao cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa bịp của các hội, nhóm tôn giáo trái phép, không để bản thân và người thân trong gia đình bị mắc lừa, tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Trường hợp phát hiện có người nghi vấn hoạt động tuyên truyền đạo trái phép, ép buộc, lôi kéo người khác tham gia các tổ chức tôn giáo trái pháp luật cần chủ động vạch trần bản chất của đối tượng và thông báo ngay cho chính quyền địa phương và ngành chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.Nguyễn Tới
Đức Mẹ Maria là một trong những nhân vật được tôn kính nhất trong Kitô giáo. Bà là biểu tượng của sự vâng phục, khiêm nhường và lòng tin cậy tuyệt đối vào Thiên Chúa. Nhiều nhà thờ, thánh đường và tác phẩm nghệ thuật đã được dựng lên để tôn vinh bà. Maria còn được biết đến với nhiều tước hiệu khác nhau như Nữ Vương Hòa Bình, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima, v.v.
Câu chuyện về cuộc đời của Đức Mẹ Maria không chỉ là một phần của lịch sử tôn giáo mà còn là một biểu tượng của tình yêu thương, lòng kiên nhẫn và đức tin trong cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.
Maria được tôn kính là Đức Mẹ, là mẹ thiêng liêng của toàn thể nhân loại. Bà là biểu tượng của sự vâng phục, khiêm nhường, và tình yêu thương vô điều kiện. Trong nhiều thế kỷ, Đức Mẹ Maria đã được cầu nguyện và tôn vinh qua nhiều hình ảnh và sự kiện, và vẫn là một hình mẫu quan trọng trong đức tin Kitô giáo.
Cuộc đời của Đức Mẹ Maria là một câu chuyện đức tin sâu sắc và thiêng liêng, được ghi lại trong các sách Phúc Âm của Tân Ước và các truyền thống Kitô giáo. Dưới đây là tóm tắt câu chuyện cuộc đời của Đức Mẹ:
Đức Mẹ Maria được sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Nazareth, thuộc vùng Galilê. Cha mẹ của Maria là Thánh Gioakim và Thánh Anna. Họ là những người sùng đạo và đã cầu nguyện nhiều năm để có một đứa con. Maria là kết quả của những lời cầu nguyện đó, và bà được nuôi dưỡng trong tình yêu thương và đức tin mạnh mẽ.
Khi Maria còn là một thiếu nữ, Sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến báo tin cho bà rằng bà đã được chọn để trở thành mẹ của Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa. Dù chưa kết hôn, Maria chấp nhận sứ mệnh này với lòng khiêm nhường, nói rằng: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”
Maria đã đính hôn với Thánh Giuse, một người thợ mộc ở Nazareth. Khi biết Maria mang thai, Giuse định lặng lẽ rời xa bà để tránh sự xấu hổ, nhưng sứ thần hiện ra trong giấc mơ và bảo ông rằng Maria mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Giuse chấp nhận Maria và làm theo lời Chúa.
Maria và Giuse đã đến Bethlehem theo lệnh của Hoàng đế La Mã để đăng ký dân số. Ở đó, Maria sinh Chúa Giêsu trong một hang đá vì không tìm được chỗ trọ. Đây là sự kiện Giáng Sinh mà Kitô hữu kỷ niệm hàng năm. Các mục đồng và ba nhà thông thái đã đến thờ phượng Chúa Giêsu sau khi được thiên thần và ngôi sao dẫn đường.
Sau khi Chúa Giêsu sinh ra, Vua Herod ra lệnh giết tất cả các trẻ em trai ở Bethlehem để loại bỏ Đấng Cứu Thế mà ông lo sợ sẽ lấy mất ngôi vua của mình. Một lần nữa, sứ thần báo mộng cho Giuse, và gia đình đã trốn sang Ai Cập để bảo vệ Chúa Giêsu. Họ chỉ trở về Nazareth sau khi Herod qua đời.
Gia đình Maria sống một cuộc sống bình dị tại Nazareth. Chúa Giêsu lớn lên và làm việc cùng Thánh Giuse. Maria là một người mẹ tận tụy, yêu thương con và dạy dỗ Người theo truyền thống Do Thái. Maria luôn giữ vững đức tin và sự vâng phục Thiên Chúa.
Maria đóng một vai trò quan trọng trong sự kiện đầu tiên mà Chúa Giêsu thực hiện phép lạ tại tiệc cưới Cana, khi Người biến nước thành rượu. Khi rượu đã hết, Maria nói với Chúa Giêsu, và dù ban đầu Người nói rằng chưa đến giờ, Người vẫn làm theo lời Maria.
Maria chứng kiến cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu từ lúc khởi đầu cho đến khi Người bị đóng đinh trên thập giá. Bà đứng dưới chân thập giá, chứng kiến nỗi đau của con mình nhưng vẫn kiên nhẫn và trung thành với Thiên Chúa. Trước khi chết, Chúa Giêsu đã trao phó Maria cho môn đệ Gioan, và từ đó bà sống cùng ông như mẹ của ông.
Sau khi Chúa Giêsu phục sinh và lên trời, Maria tiếp tục sống với các môn đệ và cộng đồng Kitô hữu đầu tiên. Bà là người cầu nguyện và hướng dẫn tinh thần cho họ.
Theo tín điều của Công giáo, khi Maria qua đời, bà đã được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Sự kiện này được gọi là Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Assumption) và được kỷ niệm vào ngày 15 tháng 8 hàng năm.