Căn cứ Thông báo số 287/TB-HV ngày 28 tháng 03 năm 2023 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xin thông báo như sau:
Căn cứ Thông báo số 287/TB-HV ngày 28 tháng 03 năm 2023 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2023, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xin thông báo như sau:
Căn cứ Thông báo số 416/TB-HV ngày 11 tháng 04 năm 2024 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024;Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo điều chỉnh thời gian đăng ký xét tuyển đại học chính quy năm 2024 của các Phương thức xét tuyển sớm (Xét tuyển tài năng, Xét tuyển kết hợp và Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy). Cụ thể như sau:1. Phương thức Xét tuyển tài năng:Thời gian đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: Từ ngày 15/04/2024 đến hết ngày 25/05/2024 (24h00 ngày 25/5 đóng cổng đăng ký xét tuyển).2. Phương thức Xét tuyển kết hợp và Phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi ĐGNL/ĐGTD:Thời gian đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: Từ ngày 15/04/2024 đến hết ngày 30/05/2024 (24h00 ngày 30/5 đóng cổng đăng ký xét tuyển).
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trân trọng thông báo!
Điểm chuẩn phương thức xét tuyển kết hợp của trường Đại học Hà Nội cao nhất 34,5 với ngành Quản trị Kinh doanh, thấp nhất 15,7 ở ngành Marketing.
TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Đại học Hà Nội, tối 24/6 cho biết 1.915 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển bằng phương thức này, chiếm khoảng 45% tổng chỉ tiêu của trường.
Các em được chia thành 5 nhóm. Nhóm 1 có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (VSTEP).
Nhóm 2 có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và TP HCM đạt lần lượt 105/150 và 850/1.200 trở lên. Nếu dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, thí sinh cần đạt tối thiếu 21/30 (đã quy đổi).
Nhóm 3 là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên.
Nhóm 4 dành cho học sinh đạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh, thành phố trở lên; thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; lọt vào vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Điều kiện chung với cả bốn nhóm là có điểm trung bình chung và điểm ngoại ngữ của 5 học kỳ (trừ học kỳ 2, lớp 12) trên 7.
Cuối cùng, Đại học Hà Nội xét tuyển những thí sinh có điểm bài thi chuẩn hóa quốc tế như SAT từ 1100/1600 điểm; ACT 24/36 trở lên hoặc A-Level 60/100 điểm mỗi môn trở lên.
Mức điểm trúng tuyển có điều kiện phương thức xét tuyển kết hợp của trường Đại học Hà Nội. Ảnh chụp màn hình
Năm 2024, trường Đại học Hà nội dự kiến tuyển 3.300 sinh viên, tăng gần 200 so với năm ngoái. Ngoài xét tuyển kết hợp, trường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (5%) và xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (50%).
Học phí với chương trình đại trà là 720.000 đến 1,03 triệu đồng một tín chỉ. Với các chương trình tiên tiến, mức này là 720.000 đồng đến 1,58 triệu đồng một tín chỉ.
Sinh viên trường Đại học Hà Nội. Ảnh: HANU
Năm ngoái, điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT của trường Đại học Hà Nội là 24,2-36,15 điểm với thang 40 (ngoại ngữ nhân đôi), cao nhất là ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp đối với nhóm thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT/ACT và nhóm thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy hoặc kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.
Cụ thể, với nhóm 1 gồm những thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT/ACT, công thức tính điểm xét tuyển theo thang 30.
ĐXT = Điểm SAT*30/1600 + điểm ưu tiên (nếu có)
ĐXT = Điểm ACT*30/36 + điểm ưu tiên (nếu có)
Với nhóm 2 gồm những thí sinh có điểm thi HAS/APT/TSA, điểm xét tuyển cũng tính theo thang 30.
ĐXT = Điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội * 30/150 + điểm ưu tiên (nếu có).
ĐXT = Điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM * 30/1200 + điểm ưu tiên (nếu có).
ĐXT = Điểm thi đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội * 30/100 + điểm ưu tiên (nếu có).
Với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi HAS/APT/TSA:
ĐXT = Điểm quy đổi CCTAQT + (Điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội * 30/150) *2/3 + điểm ưu tiên (nếu có).
ĐXT = Điểm quy đổi CCTAQT + (Điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM * 30/1200)*2/3 + điểm ưu tiên (nếu có).
ĐXT = Điểm quy đổi CCTAQT + (Điểm thi đánh giá tư duy ĐH Bách khoa Hà Nội * 30/100)*2/3 + điểm ưu tiên (nếu có).
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lưu ý, điểm ưu tiên được tính theo từng nhóm đối tượng, cụ thể: Điểm ưu tiên= [(30 – tổng điểm đạt được)/7,5] * Mức điểm ưu tiên của thí sinh theo Quy chế của Bộ GD-ĐT; áp dụng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên.
Trong đó, tổng điểm đạt được của thí sinh được quy đổi về thang điểm 30 theo từng công thức tính điểm xét tuyển.
Điểm chuẩn cụ thể từng ngành như sau: