Miễn Giảm Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2021 Pdf Chicago

Miễn Giảm Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2021 Pdf Chicago

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(Chinhphu.vn) - Khẩn trương thực hiện tổng kết 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với nền kinh tế xã hội

- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thuế thu nhập cá nhân cũng có sự gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người.

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản thu quan trọng với ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, do việc thực hiện tự do hóa nền kinh tế thương mại, nên nguồn thu từ các loại thuế xuất - nhập khẩu bị ảnh hưởng. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng với ngân sách nhà nước. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội Tại Việt Nam, sự chênh lệch giàu nghèo còn khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập thấp. Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng với những đối tượng có thu nhập trung bình trở lên, cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh vào các cá nhân có thu nhập thấp, vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Do đó, mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang đến nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, nhưng lại có vai trò quan trọng góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội. - Điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế thu nhập cá nhân được coi như công cụ giúp điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Thông qua việc điều tiết giảm bớt thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao, và phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp hơn, thuế thu nhập cá nhân góp phần quan trọng trong việc tăng các chế độ phúc lợi xã hội. - Phát hiện thu nhập bất hợp pháp Trong thực tế, nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân đến từ các nguồn bất hợp pháp như: nhận hối lộ, tham ô, kinh doanh hàng quốc cấm, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng góp phần phát hiện các hành vi sai trái này. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Thuế thu nhập cá nhân có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác Thuế thu nhập cá nhân giúp khắc phục được hạn chế của các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu dùng: Tính lũy thoái. Cụ thể, các loại thuế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người nghèo nhiều hơn do khi tiêu thụ cùng lượng hàng hóa, mọi người đều phải chịu tiền thuế như nhau. Thuế thu nhập cá nhân tính theo phương pháp lũy tiến từng phần sẽ góp phần đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế. - Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp thường tồn tại 2 loại thuế: thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế các chi phí phải trả cho cá nhân để trốn thuế, thì các cá nhân được kê khai tăng thêm sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân với phần phát sinh. Do đó, góp phần khắc phục hạn chế thất thu về thuế.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý, nhưng sẽ quyết toán theo năm. Có 3 cách tính thuế thu nhập cá nhân dành cho 3 đối tượng khác nhau:

Lưu ý: Theo Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung, thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính tại thời điểm trả thu nhập. Tóm lại, thuế thu nhập cá nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội. Do đó, việc hoàn thành đóng thuế là nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam để xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày một vững mạnh. Ngoài ra, để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Theo Bộ Tài chính, số thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trong 9 tháng năm 2023 đạt 121.200 tỷ đồng, thấp hơn 7.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức giảm 6%. Con số này cũng chỉ mới đạt được 78% dự thu ngân sách năm 2023 (154.652 tỷ đồng).

Trong 10 năm qua, đây là năm đầu tiên số thu thuế thu nhập cá nhân trong 3 quý của năm tăng trưởng âm.

Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 20/11/2007 thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Từ đó đến nay, số thu từ thuế TNCN đã đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, năm sau cao hơn năm trước.

Số thu về thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công luôn tăng qua từng năm. Thu thuế thu nhập cá nhân tăng từ mức gần 38.500 tỷ đồng (2011) lên trên 166.000 tỷ đồng vào năm 2022. Dù số thuế thu nhập cá nhân 9 tháng năm 2023 giảm so với 2022 nhưng số thu của 9 tháng vẫn gần bằng với số thu của cả năm 2021.

Năm 2019 đánh dấu lần đầu tiên số thu thuế thu nhập cá nhân vượt mức 100.000 tỷ đồng, đạt 109.400 tỷ đồng.

Năm 2020 và 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng số thu từ thuế thu nhập cá nhân vẫn tăng so với các năm trước, đạt hơn 115.000 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, với mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công ở mức đến 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay mức đến 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Bộ Tài chính cho rằng: Thuế thu nhập cá nhân điều tiết vào thu nhập của cá nhân. Việc thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân có vai trò rất quan trọng để triển khai chính sách phân phối lại theo từng giai đoạn phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Cùng với các nguồn thu khác, nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân đã tạo nên quỹ ngân sách nhà nước để đáp ứng rất nhiều các nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Thời gian qua, nhu cầu sửa Luật thuế thu nhập cá nhân được đặt ra bức thiết. Ngày 16/3/2023 Chính phủ đã có Báo cáo số 71/BC-CP gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 81/KHUBTVQH15 ngày 5/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có nội dung Báo cáo nghiên cứu, rà soát Luật thuế thu nhập cá nhân và lộ trình xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự kiến việc sửa luật thuế thu nhập cá nhân sẽ được trình Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật vào tháng 5/2025, trình Quốc hội cho ý kiến lần 1 vào tháng 10/2025 và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2026.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng mức giảm trừ gia cảnh so với lương bình quân là cao, nhưng so sánh với mức sống đô thị của người dân thì mức tính thuế và giảm trừ gia cảnh hiện nay là thấp.

Đặc biệt, trước chia sẻ về mức thu nhập 12 triệu đồng/tháng ở đô thị, ông Phớc đánh giá đây là mức không đủ sống.

Những lần nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất, thì sẽ xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá cả áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Luật thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ 1/1/2009) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 (áp dụng từ 1/7/2013) quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Ngày 2/6/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020). Theo đó, nâng mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.