Theo Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau:
Theo Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau:
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-NHNN quy định về hình thức tiền gửi rút trước hạn như sau:
Như vậy, Doanh nghiệp được rút tiền gửi trước hạn nếu tiền gửi thuộc một trong các hình thức tiền gửi rút trước hạn được quy định tại Điều này.
Lãi suất tiền gửi là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi của tổ chức hoặc cá nhân vào ngân hàng. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn hay tiết kiệm...), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi.
Hiện nay, lãi suất tiền gửi có hai loại là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn.
Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. (Ảnh minh họa: BIDV)
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức mà cá nhân lựa chọn để gửi một số tiền vào ngân hàng bất kỳ trong khoảng thời gian nhất định.
Qua đó, người gửi sẽ được hưởng một lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn gửi. Ngân hàng sẽ phát hành sổ tiết kiệm với các thông tin cơ bản như số tiền gửi, kỳ hạn, lãi suất…
Tiền gửi tiết kiệm có hai hình thức chủ yếu là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Mỗi loại sẽ có cách tính và lãi suất khác nhau.
Để phân biệt được lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trước hết cần nắm rõ những điểm giống và khác nhau của hai loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền tiết kiệm có kỳ hạn đều là dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng; Đều có thời hạn trả lãi định kỳ theo tháng, quý, năm. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền gốc trước thời hạn, toàn bộ lãi sẽ tính theo mức không kỳ hạn.
- Đối tượng sử dụng của tiền gửi có kỳ hạn thường là các doanh nghiệp, cơ quan, công ty, các tổ chức có lượng tiền dư nhàn rỗi trong khoảng thời gian nhất định, mà chưa có nhu cầu sử dụng đến. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn sẽ không nhận được sổ tiết kiệm, toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng.
- Đối tượng sử dụng của tiền gửi tiết kiệm thường là khách hàng cá nhân. Khách hàng nhận được sổ tiết kiệm khi sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm.
- Lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn: Tùy vào kỳ hạn mà chủ doanh nghiệp chọn để có mức lãi suất tiền gửi tương ứng. Số tiền gửi sẽ hưởng lãi suất tương ứng với kỳ hạn đó. Thông thường, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sẽ cao hơn một chút so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khi gửi tiết kiệm một số tiền vào một khoảng thời gian nhất định, bạn được hưởng lãi suất tiết kiệm tương ứng với kỳ hạn đó. Ngân hàng sẽ phát hành cho bạn sổ tiết kiệm tương ứng số tiền, kỳ hạn và lãi suất...
Theo đó, tiền lãi thông thường được trả cuối kỳ khi đáo hạn sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng có hình thức tiết kiệm trả lãi theo tháng, quý hoặc theo năm. Có nghĩa là cứ mỗi tháng, quý hoặc năm, bạn có thể đến nhận tiền lãi cho tháng, quý hoặc năm đó và tiền gốc vẫn gửi lại ngân hàng cho đến khi đáo hạn.
Số tiền gốc gửi tiết kiệm cũng sẽ được trả khi đến ngày đáo hạn sổ. Đến ngày này, nếu bạn không đến rút tiền gốc thì số tiền sẽ tự động cộng lãi và quay vòng sang kỳ hạn mới với mức lãi suất tiết kiệm áp dụng cho kỳ hạn tại thời điểm hiện tại.
Nếu gặp trường hợp cần gấp tiền, bạn cũng có thể rút trước hạn. Trong trường hợp này, bạn sẽ chỉ được tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cho thời gian mà bạn thực gửi.
Ngoài ra, một số ngân hàng còn cung cấp sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàng có thể rút số tiền gốc thành nhiều lần phù hợp với nhu cầu phát sinh của mình.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2022/TT-NHNN, rút trước hạn tiền gửi được quy định như sau:
- Rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc rút trước hạn tiền gửi phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với từng hình thức tiền gửi cụ thể.
+ Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN .
+ Trường hợp không có thỏa thuận rút trước hạn tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư 04/2022/TT-NHNN.
Mức lãi suất tối đa khi rút trước hạn tiền gửi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được áp dụng theo Điều 5 Thông tư 04/2022/TT-NHNN, trong đó:
-. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: Tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
- Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:
+ Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;
+ Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.
Đồng thời, tại Điều 1 Quyết định 1607/QĐ-NHNN năm 2022 có quy định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn như sau:
Căn cứ theo quy định nêu trên thì trong trường hợp rút tiền gửi trước kỳ hạn thì khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất cao nhất bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của ngân hàng theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.
Mức lãi suất không kỳ hạn tối đa hiện nay là 0,5%. Chính vì vậy, mức lãi suất tối đa khi rút tiền gửi trước kỳ hạn là 0,5%/năm.