Ký Ức Hội An Tổ Chức Ở Đâu

Ký Ức Hội An Tổ Chức Ở Đâu

Thành phố Hội An chia làm 2 khu là khu phố cổ Hội An và phần còn lại. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, phố cổ Hội An cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Về vị trí, khu phố cổ thuộc địa phận của phường Minh An với diện tích khoảng 2km². Phố cổ Hội An nằm trên các trục đường chính sát với bờ sông như đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Lợi,...

Thành phố Hội An chia làm 2 khu là khu phố cổ Hội An và phần còn lại. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, phố cổ Hội An cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam. Về vị trí, khu phố cổ thuộc địa phận của phường Minh An với diện tích khoảng 2km². Phố cổ Hội An nằm trên các trục đường chính sát với bờ sông như đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lê Lợi,...

Màn 3: Đèn & Biển - câu chuyện tình yêu son sắt

Màn 3 của vở diễn Sinh Mệnh đưa ta đến với "Đèn và Biển" - bức tranh sinh động về cuộc sống của người dân Hội An thế kỷ XVI - XVII. Đây là thời kỳ mà những con người dũng cảm chinh phục đại dương, biến biển cả thành nguồn sống và niềm tự hào.

Xem thêm: Những nét đặc trưng của Hội An gây thương nhớ du khách

Câu chuyện chính của màn 3 xoay quanh một mối tình da diết giữa chàng trai vì đất nước mà lênh đênh trên sóng nước và người con gái vì lòng chung thuỷ son sắt mà một lòng chờ đợi nơi đất liền. Nỗi nhớ thương da diết khiến nàng hằng đêm thả đèn hoa đăng trên sông Hoài, cầu mong người thương bình an trở về. Những ngọn đèn lung linh như những vì sao lấp lánh, soi sáng con đường trở về cho chàng trai, là biểu tượng cho tình yêu thủy chung, son sắt.

Buổi diễn không chỉ tái hiện khung cảnh biển khơi bao la, hùng vĩ mà còn khắc họa những đức tính quý báu của người Việt: sự kiên cường, ý chí chinh phục thiên nhiên, và hơn hết là tình yêu thương nồng nàn, thủy chung. Màn 3 như một lát cắt về cuộc sống của người dân Hội An cũng như người Việt vào thế kỷ XVI - XVII, với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt và những giá trị văn hóa sâu sắc.

Màn 3: Đèn & Biển - câu chuyện tình yêu son sắt

Màn 5: Áo Dài - Biểu tượng của niềm tự hào dân tộc

Màn 5 của show diễn Ký Ức Hội An - "Áo dài" - là màn kết đầy ấn tượng, mang đến cho khán giả những cung bậc cảm xúc lưu luyến và tự hào. Trên nền sân khấu rực rỡ ánh sáng, những tà áo dài Việt Nam với đủ màu sắc rực rỡ, kiều diễm, uyển chuyển như những dải lụa mềm mại, mang theo hương sắc của đất trời và tinh hoa văn hóa của dân tộc.

Từng bước chân uyển chuyển của các thiếu nữ trong tà áo dài như những đóa hoa sen e ấp hé nở, mang đến cho ta vẻ đẹp thanh tao, dịu dàng và đầy sức sống của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh những tà áo dài thướt tha di chuyển trên con đường ánh sáng rực rỡ như hiện thân cho hành trình phát triển của Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử, từ truyền thống đến hiện đại, gìn giữ bản sắc nhưng vẫn hòa nhập với xu hướng thời đại.

Màn 5 còn tái hiện hình ảnh Hội An chuyển mình sang thời kỳ hiện đại, nhưng vẫn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Dù trải qua bao khó khăn, biến cố trong lịch sử thì Hội An ngày nay vẫn đẹp dịu dàng, vẫn hiền hoà, mộc mạc và trầm mặc. Hệt như tà áo dài - Vẻ đẹp truyền thống đã vượt qua không gian và thời gian, để làm nên biểu tượng thiêng liêng của đất nước.

Hình ảnh tà áo dài Việt Nam trong màn 5 của chương trình Ký ức Hội An - là một biểu tượng đầy tự hào cho bản sắc văn hóa của dân tộc. Qua tà áo dài, ta thấy được vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao của người phụ nữ Việt Nam, cùng với tinh thần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống và niềm tự hào dân tộc. Màn diễn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả, dù là du khách trong nước hay quốc tế, khiến họ lưu luyến mãi về vẻ đẹp của Hội An và văn hóa Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm: Du khách được trải nghiệm gì khi đặt vé xem chương trình Ký Ức Hội An?

Màn 5: Áo Dài - Biểu tượng của niềm tự hào dân tộc

Bài viết trên đã mang đến bạn nội dung chi tiết 5 màn diễn của chương trình Ký Ức Hội An. Để cảm nhận rõ nét hơn hãy dành 60 phút để thưởng thức show diễn đẹp nhất thế giới này nếu có dịp ghé đến Hội An nhé. Liên hệ trực tiếp với Hoi An Memories Land qua hotline 1900 63 66 00 - 0904 636 600 hoặc truy cập vào website chính thống https://hoianmemoriesland.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.

Xem thêm: 8 loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật Việt Nam nổi tiếng nhất

Trước khi xuất hiện thương cảng faifo sầm xuất tại Hội An, thì nơi đây đã có 15 thế kỷ văn hóa Chăm Pa phát triển rực rỡ. Các dấu tích Chăm pa còn lại đến ngày nay có thể kể đến : Những giếng cổ vẫn được sử dụng, các tòa tháp Chăm … Nhưng nơi tập trung dấu ấn Chăm pa nhiều nhất chính là Thánh địa mỹ sơn. Nơi đây được xây dựng và phát triển trong suốt 9 thế kỷ để thờ cúng thần Linga và Shiva. Vì vậy, thánh địa mỹ sơn có ý nghĩa quan trọng để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng và kiến trúc Chăm pa. Thánh địa mỹ sơn ở đâu.

Nằm ẩn mình trong một thung lũng bao quanh bởi đồi núi trùng điệp, Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc cổ gồm nhiều đền tháp độc đáo của người Chăm pa. Nơi đây tách biệt khu dân cư, không có các hoạt động xô bồ, vì vậy du khách có thể hoàn toàn hòa mình vào thế giới cổ xưa, quay ngược thời gian về với Chăm pa rực rỡ hàng trăm năm trước.

Có thể nói thánh địa mỹ sơn giống như một bảo tàng tự nhiên về văn hóa Chăm pa, mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị cùng các shot hình có 1-0-2.Thánh địa mỹ sơn nổi tiếng với hơn 70 công trình cổ xưa Chăm Pa

Màn 4: Hội Nhập - Giao thoa văn hóa và tinh thần cởi mở

Màn 4 của chương trình Ký Ức Hội An đưa ta đến với Hội An thế kỷ XVI - XVII - thời kỳ vàng son của mảnh đất cổ kính này. Đây là bức tranh rực rỡ về một Hội An phồn thịnh, tràn đầy sức sống, nơi thương nhân, thuyền bè từ khắp nơi trên thế giới tụ hội, buôn bán trao đổi hàng hóa, thổ sản, đồ thủ công mỹ nghệ.

Hội An lúc này như một viên ngọc quý lấp lánh giữa muôn trùng sóng nước. Những con phố tấp nập, sôi động, hai bên san sát những dãy nhà cổ kính, mái ngói cong cong rêu phong, mang đậm dấu ấn thời gian. Tiếng rao hàng, tiếng chào mời vang vọng khắp nơi, hòa quyện với tiếng bước chân hối hả của người dân bản địa và du khách thập phương.

Trên bến cảng sầm uất, những con thuyền to lớn neo đậu san sát nhau, chở đầy hàng hóa từ khắp nơi trên thế giới. Thương nhân từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,... tụ hội về đây, trao đổi buôn bán, mang theo những nét văn hóa độc đáo của riêng họ. Nhờ vậy, Hội An trở thành trung tâm giao thương sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau.

Màn diễn "Hội Nhập" tại Ký ức Hội An - show diễn đẹp nhất thế giới - đã tái hiện một cách sinh động và đầy màu sắc bức tranh phồn hoa đô hội của Hội An thời kỳ này. Thông qua những trang phục lộng lẫy, cầu kỳ, những đạo cụ tinh xảo, cùng âm nhạc và ánh sáng được phối hợp nhịp nhàng, màn diễn đã đưa khán giả đến với không gian Hội An xưa, nơi những con người từ khắp nơi trên thế giới hòa quyện, giao thoa, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu.

Màn 4: Hội Nhập - Giao thoa văn hóa và tinh thần cởi mở

Xem thêm: Kinh nghiệm khi đi xem show ký ức hội an du khách cần nhớ

Khám phá và chụp hình với các kiến trúc độc đáo mỹ sơn

Trải qua biến động, thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh, khí hậu và con người, ngày nay, tháp Chăm còn lại không nhiều. Tuy nhiên,thánh địa mỹ sơn vẫn là di sản kiến trúc vô giá không chỉ của quốc gia mà còn của nhân loại, là nhân chứng về một nền văn hóa Champa cổ rực rỡ. Ngoài giá trị lịch sử, các đền tháp Chăm cũng được coi như là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc với hình khối kiến trúc đặc biệt, kỹ thuật xây dựng độc đáo, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo. Phần lớn các công trình được xây bằng gạch kết hợp với một số thành phần đá sa thạch. Ở phía ngoài của bức tường mạch vữa kết nối giữa các viên gạch rất mỏng tạo cảm giác như không có lớp vật liệu ghép nối. Sau khi vương quốc Chăm sụp đổ, kỹ thuật xây dựng, chất kết dính dùng để liên kết các viên gạch được những người Chăm sử dụng trong quá khứ đã thất truyền. Thánh địa Mỹ Sơn có 70 công trình đền tháp kết tinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của nền văn minh Chămpa, được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanmar), Angkor Wat (Campuchia), là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chiều dài 9 thế kỷ. Nếu như trước đây thánh địa Mỹ Sơn thu hút phần lớn du khách quốc tế thì những năm trở lại đây đã có rất nhiều du khách trong nước quan tâm. Không chỉ đến để khám phá, tìm hiểu các giá trị lịch sử văn hóa. Mà vẻ đẹp uy nghiêm và kỳ bí của thánh địa Mỹ Sơn còn giúp du khách có những tấm hình độc đáo trong chuyến du lịch đất Quảng.Chụp hình với các công trình cổ tại Mỹ SơnNhiều góc chụp hình độc đáo

Màn biểu diễn múa Champa tái hiện giá trị tinh hoa, văn hóa Chăm tại Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Thời gian biểu diễn - Suất 1: 09h15. - Suất 2: 10h45. - Suất 3: 14h00. - Suất 4: 15h30. Thời gian biểu diễn dưới chân tháp - Buổi sáng: 10h00. - Buổi chiều: 14h45. Múa chăm là hoạt động văn hóa phi vật thể được tái hiện sinh động bởi những người nghệ sĩ thực thụ qua những điệu múa uyển chuyển hòa với âm điệu của tiếng trống Ginăng, Baranưng, tiếng kèn Saranai… Màn diễn đưa du khách xuôi về dòng thời gian, không gian để tìm hiểu sự giao thoa, kết hợp hòa hợp giữa quá khứ và hiện tại. Biểu diễn múa Champa tại Mỹ Sơn là một đặc sản văn hóa không thể bõ qua khi đến tham quan Mỹ Sơn.Biểu diễn nghệ thuật tại thánh địa Mỹ Sơn

Để tìm hiểu về văn hóa Chăm ngoài các đền, tháp tại Mỹ Sơn, Trà Kiệu,… du khách còn có thể đến Hội An. Bởi ở đây còn lưu lại những chiếc giếng cổ từ Chăm và vẫn được sử dụng tới ngày nay. Hầu hết các giếng cổ hiện tồn trên địa bàn thành phố Hội An phân bố tập trung ở khu vực dọc bờ Bắc sông Đế Võng, thôn 5, 6 xã Cẩm Thanh, khối 4 phường Thanh Hà và đặc biệt là khu phố cổ. Trong hơn 80 giếng cổ sưu tầm được có thể chia thành 3 kiểu dáng cơ bản gồm kiểu hình tròn, hình vuông và hình trên tròn dưới vuông. Ngoài ra còn có một số kiểu khác không phổ biến như kiểu trên vuông dưới tròn, trên tròn dưới lục giác và trên bát giác dưới tròn. Trong số đó nổi tiếng hơn cả là giếng cổ Bà Lễ tại Đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền đây là giếng được xây dựng vào thời kỳ Champa, đã qua nhiều lần tu sửa. Trong đó, vào đầu thế kỷ XX, bà Bá Lễ ở gần giếng đã bỏ ra 100 đồng Đông Dương để đại tu và vì thế sau đó người dân gọi là giếng Bá Lễ.Giếng cổ Bà  Lẽ đã được sử dụng từ thời kỳ Chăm Giếng có hình khối vuông, mặt tường phía Tây gắn liền với tường nhà một người dân. Khu vực phân bố của giếng rộng 20m2, giếng sâu 4m, dưới có khung móng gỗ lim, thành giếng xây bằng gạch Chăm, phần nổi lên cao 0,8m, tô xi măng. Giếng cho mạch nước ngọt, dồi dào, trong suốt và góp phần tạo nên tính đặc trưng của nhiều đặc sản ẩm thực của Phố cổ, đặc biệt là Cao lầu. Bên cách các giếng cổ, du khách cũng có thể đến đảo Ký Ức Hội An để thưởng thức show diễn đẹp nhất thế giới. Trong đó có phân cảnh về Đám Cưới đậm nét văn hóa Champa được lấy cảm hứng từ câu chuyện Huyền Trân Công Chúa và vua Chăm.Màn diễn đám cưới khắc họa một phần văn hóa Chăm tại Hội An Thánh địa mỹ sơn được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999, chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm mới lạ và phần nào giải đáp các bí ẩn về văn hóa Chăm cho du khách đến với Quảng Nam.

Trong những năm qua, Đảo Ký Ức Hội An trở thành điểm đến nổi bật cho du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây thu hút hàng triệu du khách mỗi năm với những trải nghiệm độc đáo. Tổ hợp này được xây dựng dựa trên sự đồng nhất về kiến trúc và vận hành, giúp du khách khám phá một Hội An đầy thăng trầm lịch sử.

Đảo Ký Ức Hội An là điểm đến ba lần liên tiếp được World’s Travel Awards vinh danh "Tổ hợp văn hóa, du lịch & giải trí hàng đầu thế giới". Ảnh: Đảo Ký Ức Hội An

Theo bà Thân Thị Thu Huyền, CEO Đảo Ký Ức Hội An, tổ hợp được thành lập với mục đích giới thiệu văn hóa và lịch sử Việt Nam đến hàng triệu bạn bè quốc tế.

Ngày 24/11 vừa qua, tại lễ trao giải World's Travel Awards 2024, Đảo Ký Ức Hội An tiếp tục được vinh danh ở hạng mục "Tổ hợp văn hóa, du lịch và giải trí hàng đầu thế giới", đánh dấu lần thứ ba liên tiếp nhận giải thưởng này.

Trước đó, năm 2022, Đảo Ký Ức Hội An giành chiến thắng ở hạng mục "Điểm đến giải trí hàng đầu thế giới". Năm 2023, tổ hợp cũng chiến thắng ở hạng mục "Tổ hợp du lịch, văn hóa và giải trí hàng đầu thế giới".

Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Ký Ức Hội An". Ảnh: Đảo Ký Ức Hội An

Để trở thành điểm đến nổi bật của Việt Nam và thế giới, Đảo Ký Ức Hội An luôn cố gắng đáp ứng kỳ vọng của du khách. Tháng 3/2018, chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh "Ký Ức Hội An" ra mắt khán giả. Chương trình này kể câu chuyện về Hội An từ thời sơ khai đến những biến đổi lịch sử qua nghệ thuật và thi ca nhạc họa, trên sân khấu thực cảnh rộng 25.000 m2 giữa sông Hoài. Show diễn tạo nên dấu ấn nghệ thuật độc đáo và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch Việt Nam.

Hoi An Memories Resort & Spa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm nghỉ dưỡng riêng tư trong không gian hoài niệm. Ảnh: Đảo Ký Ức Hội An

Cũng trong năm 2018, Công viên Văn hóa chủ đề Ấn tượng Hội An mở cửa chào đón du khách khắp nơi trên thế giới. Ấn Tượng Hội An được xây dựng dưới hình thức mô phỏng một cảng thị Faifo rực rỡ của thế kỷ XVI-XVII, nơi từng là niềm tự hào của thương mại Việt Nam, cảng thị phồn hoa bậc nhất trên con đường tơ lụa trên biển. Tiếp đó, Hoi An Memories Resort & Spa ra đời để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm nghỉ dưỡng riêng tư trong một không gian đầy hoài niệm, đồng thời mang lại cho du khách trải nghiệm du lịch an toàn và thuận tiện nhất.

Theo đại diện Đảo Ký Ức Hội An, tổ hợp còn là biểu tượng cho dấu ấn du lịch xanh tại Việt Nam. Tổ hợp này phát triển dựa trên giá trị văn hóa và lịch sử bản địa, không gây hại cho môi trường tự nhiên. Qua đó, Đảo Ký Ức Hội An góp phần xây dựng và phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa tại Việt Nam.