Bắc Hà là một huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện Bắc Hà nằm ở độ cao khoảng 1.000 đến 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 25 °C. Địa hình Bắc Hà nhiều núi đá vôi, độ dốc trung bình từ 24 đến 28°. Độ ẩm không khí trung bình 75%. Huyện là trung tâm kinh tế, cũng như văn hoá của của phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai. Theo đó các hoạt động kinh doanh và sản xuất tập trung mạnh vào các sản phẩm như nông sản, công nghiệp và dịch vụ du lịch công đồng và các hoạt động văn hoá. Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất và dịch vụ thì nhà đầu tư phải thực hiện thiết lập một tổ chức kinh tế hay một phát nhân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.
Bắc Hà là một huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện Bắc Hà nằm ở độ cao khoảng 1.000 đến 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 25 °C. Địa hình Bắc Hà nhiều núi đá vôi, độ dốc trung bình từ 24 đến 28°. Độ ẩm không khí trung bình 75%. Huyện là trung tâm kinh tế, cũng như văn hoá của của phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai. Theo đó các hoạt động kinh doanh và sản xuất tập trung mạnh vào các sản phẩm như nông sản, công nghiệp và dịch vụ du lịch công đồng và các hoạt động văn hoá. Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất và dịch vụ thì nhà đầu tư phải thực hiện thiết lập một tổ chức kinh tế hay một phát nhân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.
(BNP) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành các Quyết định số 1394/QĐ-UBND; 1395/QĐ-UBND cho phép thành lập các Trung tâm Anh ngữ tư thục tại thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho trẻ em, học sinh tiểu học và học sinh trung học.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Ngày 2/10/2017, tại Trung tâm An toàn mỏ, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm An toàn mỏ, đơn vị thành viên của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ-Vinacomin đã tổ chức Gặp mặt nhân dịp 15 năm ngày thành lập Trung tâm An toàn mỏ (2/10/2002 – 2/10/2017) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Tham dự buổi gặp mặt, chung vui với toàn thể cán bộ, viên chức của Trung tâm An toàn mỏ, về phía Bộ Công Thương có ông Cao Anh Dũng, Cục trưởng Cục An toàn và Môi trường công nghiệp; về phía Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có ông Bùi Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm điều hành sản xuất, Chánh Thanh tra mỏ, ông Đinh Hữu Quyết, Trưởng Ban CV, ông Dương Văn Thìn, Phó Trưởng Ban An toàn, ông Phạm Ngọc Lược, Phó Trưởng Ban KCM và ông Đoàn Việt Tuấn, Phó Trưởng Ban CV; Về phía Viện Khoa học Công nghệ Mỏ có ông Trần Tú Ba, Viện trưởng, ông Đào Hồng Quảng, Phó Viện trưởng, cùng một số trưởng, phó phòng nghiệp vụ, quản lý.
Buổi lễ còn được đón tiếp các ông nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo Viện, lãnh đạo Trung tâm, ông Đoàn Văn Kiển nguyên Chủ tịch HĐTV, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV, nguyên Giám đốc dự án Trung tâm quản lý khí mỏ than Việt Nam; ông Phùng Mạnh Đắc, nguyên Phó TGĐ Tập đoàn TKV, nguyên Viện Trưởng Viện KHCN Mỏ, nguyên Chủ nhiệm dự án Trung tâm quản lý khí mỏ than Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm An toàn Mỏ; ông Trần Trọng Kiên, nguyên Viện trưởng Viện KHCN Mỏ; ông Nhữ Việt Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHCN Mỏ, nguyên Giám đốc Trung tâm An toàn mỏ, cùng nhiều cán bộ, viên chức đã từng công tác tại Trung tâm qua các thời kỳ.
Theo chương trình của buổi gặp mặt, sau lễ khai mạc, TS. Phùng Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm đọc diễn văn chào mừng.
Theo đó, ngày 02 tháng 10 năm 2002, Trung tâm An toàn mỏ được thành lập, theo quyết định số 1270/QĐ-TCCB ngày 02/10/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam).
Trung tâm An toàn mỏ được thành lập trên cơ sở dự án Trung tâm quản lý khí mỏ than Việt Nam, dự án hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, TTATM đã đạt được những kết quả đáng tự hào, được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Viện KHCN Mỏ và các đối tác, bạn hàng trong và ngoài TKV tin tưởng. Trung tâm đã trở thành đối tác tin cậy, truyền thống của các đơn vị khai thác than hầm lò trong và ngoài Tập đoàn.
Tổng kết, sau 15 năm Xây dựng và Phát triển, Trung tâm đã đạt được những kết quả như sau:
1/ Lĩnh vực nghiên cứu khoa học: Đã thực hiện được 23 đề tài, nhiệm vụ các cấp, nhiều đề tài đã được áp dụng rộng rãi tại các đơn vị trong ngành.
2/ Lĩnh vực thông gió mỏ: Đã thực hiện được 22 công trình
3/ Lĩnh vực xác định độ chứa khí, thoát khí: Đã lấy mẫu, phân tích xác định độ chứa khí cho trên 98.000 mẫu than và 30.000 mẫu khí. Hàng năm thực hiện đánh giá, phân loại mỏ theo độ chứa khí, độ thoát khí tương đối cho các mỏ than hầm lò.
4/ Lĩnh vực đào tạo an toàn, đánh giá rủi ro: tổ chức đào tạo các công nhân tại các đơn vị khai thác hầm lò với số lượng khoảng 52.000 lượt công nhân. Đã thực hiện đánh giá rủi ro tại một số đơn vị khai thác hầm lò.
5/ Lĩnh vực nghiên cứu than tự cháy: Đã tham gia xử lý các vụ cháy do than tự cháy tại các đơn vị hầm lò trong và ngoài TKV từ năm 2004 như: công ty than Hồng Thái, Công ty Than Uông Bí, Công ty 91, Công tyThan Khánh Hòa, Công ty Than Mạo Khê, Công ty Than Hà Lầm. Tiếp nhận và phát huy năng lực phòng thí nghiệm than tự cháy do Tập đoàn đầu tư.
6/ Lĩnh vực thử nghiệm Vật liệu nổ công nghiệp: Xây dựng 04 bộ Tiêu chuẩn, 02 Quy trình. Thử nghiệm và kiểm định Vật liệu nổ trong quá trình sản xuất.
7/ Lĩnh vực kiểm định thiết bị điện phòng nổ, thiết bị cấp cứu mỏ: Đã thực hiện kiểm định 181.319 thiết bị (trong đó kiểm định kiểu, mẫu 240 thiết bị, kiểm định hàng hóa nhập khẩu 156.486 thiết bị, kiểm định định kỳ 24.593 thiết bị).
8/ Lĩnh vực phát triển hệ thống quan trắc: Đã tư vấn, thiết kế, lắp đặt 21 hệ thống quan trắc khí mỏ tập trung tự động, bảo trì cho 6.000 lượt thiết bị.
9/ Lĩnh vực sửa chữa thiết bị của hệ thống quan trắc, các thiết bị an toàn: Sửa chữa cho 750 thiết bị.
Định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung tâm An toàn mỏ xác định, với mục tiêu xây dựng Trung tâm An toàn Mỏ trở thành một Trung tâm nghiên cứu, triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật đầu ngành của Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực an toàn mỏ. Nhằm đạt được mục tiêu này, Trung tâm sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tiếp tục hoàn thiện mô hình sản xuất kinh doanh đi đôi với việc sắp xếp lại lực lượng lao động theo đúng định hướng của Tập đoàn và Viện KHCN Mỏ, hoàn thiện cơ chế quản trị và điều hành doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành và tăng cường công tác dịch vụ khách hàng hướng đến những dịch vụ hoàn hảo đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2. Tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị thí nghiệm, phần mềm tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
3. Tiếp tục duy trì những dịch vụ khoa học kỹ thuật hiện có, mở ra các dịch vụ kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài ngành than.
4. Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trung tâm trong giai đoạn mới, có chính sách đãi ngộ với cán bộ, nhân viên gắn bó lâu dài với Trung tâm.
Với những cố gắng của Tập thể cán bộ công nhân viên, trong những năm qua, Trung tâm đã vinh dự được đón nhận Huân chương lao động Hạng Ba (theo quyết định số 1127/QĐ/CTN ngày 28/7/20100, cùng nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và ngày hôm nay, Trung tâm An toàn Mỏ vinh dự được đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (theo quyết định số 1112/QĐ – TTg ngày 28/7/2017).
Trong bài diễn văn đồng thời khẳng định, những thành tích của Trung tâm An toàn mỏ đã đạt được là nhờ sự quan tâm giúp đỡ tích cực và có hiệu quả của lãnh đạo và các ban của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; của lãnh đạo và các phòng ban Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, những người cấp trên của chúng tôi. Đây là những điểm tựa vững chắc để TTATM từng bước trưởng thành và đến nay đã dành được niềm tin của các chủ đầu tư, các cấp lãnh đạo và bạn hàng trong nước. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, TTATM sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện hơn nữa của cấp trên.