Khu du lịch Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được mệnh danh là “nàng thơ của Tam Cốc” hay “Vạn lý trường thành của Việt Nam”. Với khung cảnh hùng vĩ của núi non trùng điệp, một chút thơ mộng của những cánh đồng lúa chín vàng ôm trọn con sông quê hay những ngọn tháp đầy ma mị trên đỉnh núi, Hang Múa là một nơi bạn nhất định phải tới khi du lịch Ninh Bình. Chỉ duy nhất ở đây sẽ mang tới cho bạn cảm giác choáng ngợp khi ngắm cảnh vật non nước nên thơ của Tam Cốc từ trên cao…
Khu du lịch Hang Múa nằm dưới chân núi Múa trong quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được mệnh danh là “nàng thơ của Tam Cốc” hay “Vạn lý trường thành của Việt Nam”. Với khung cảnh hùng vĩ của núi non trùng điệp, một chút thơ mộng của những cánh đồng lúa chín vàng ôm trọn con sông quê hay những ngọn tháp đầy ma mị trên đỉnh núi, Hang Múa là một nơi bạn nhất định phải tới khi du lịch Ninh Bình. Chỉ duy nhất ở đây sẽ mang tới cho bạn cảm giác choáng ngợp khi ngắm cảnh vật non nước nên thơ của Tam Cốc từ trên cao…
Phải bố trí các ngành nghề công nghiệp phù hợp để mùi hôi và tiếng ồn từ khu công nghiệp không ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh (nếu có). Ví dụ: Ngành công nghiệp chế biến nông sản có khả năng phát sinh mùi hôi, hay ngành công nghiệp gia công lắp ráp có khả năng phát sinh tiếng ồn được bố trí ở khu vực ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và lắp đặt đầy đủ các thiết bị khử mùi, cách âm.
b) Mật độ xây dựng cho toàn khu: (60÷70)%.
c) Khoảng cách ly: Tất cả các mặt tiếp giáp của khu công nghiệp với khu dân cư phải có dải cách ly ≥ 10m. Chiều rộng của khoảng cách ly giữa 2 khu đất xây dựng công trình nhà xưởng phải đảm bảo phòng cháy, chữa cháy theo quy định nhưng không nhỏ hơn 10m. Diện tích trồng cây xanh trong khu đất bố trí cho doanh nghiệp xây dựng công trình phải ≥ 15% tổng diện tích đất.
d) Hình thức bố trí cổng chính vào khu công nghiệp phải được cân nhắc lựa chọn mẫu thiết kế và phải được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
đ) Lối vào dự án, nhà máy: Việc thiết kế, bố trí và xây dựng lối vào khu các dự án, nhà máy phải đảm bảo mỹ quan và theo quy hoạch chung của Khu công nghiệp (KCN). Thiết kế phải được Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành thi công xây dựng và xác nhận trước khi đưa vào sử dụng. Lối vào chính các nhà máy, xí nghiệp phải có chiều rộng tối thiểu 8m.
e) Tường rào: Các đơn vị trong KCN phải xây dựng tường rào theo ranh giới khu đất của mình. Tường rào ở trên và phần móng dưới đất không được nhô sang khu đất bên cạnh. Các đơn vị không được phép thiết kế lắp đặt hệ thống dây điện trần hay thủy tinh làm hệ thống bảo vệ đỉnh tường. Tường rào mặt đứng trước nhà máy, xí nghiệp không được thiết kế đặc kín; phải thiết kế thông thoáng và hài hòa với cảnh quan chung khu vực.
g) Bãi đỗ xe giành cho nhân viên, khách và xe vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm phải được bố trí bên trong khuôn viên khu đất. Việc sử dụng phần lề đường và dải cách ly công cộng làm bãi đậu xe hoặc vào bất kỳ mục đích nào đều phải được sự chấp thuận của Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh.
a) Cao độ khống chế xây dựng trong KCN đảm bảo tuân thủ cao trình khống chế khu vực theo quy hoạch được duyệt.
b) Giao thông: Nút giao của đường trục chính với tuyến đường khác trong KCN phải tổ chức giao thông hợp lý đảm bảo an toàn và lưu thông nhanh chóng, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
c) Cấp nước: Việc thiết kế, bố trí hệ thống cấp nước và vị trí lắp đặt đồng hồ nước cho các nhà máy phải theo quy hoạch chung của KCN, phải được Ban Quản lý các KCN tỉnh chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành thi công xây dựng. Các đơn vị không được phép tự khoan giếng để khai thác nước ngầm. Đối với đơn vị đã có giếng khoan thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép mới được khai thác.
d) Cấp nước cứu hỏa: Hệ thống cấp nước chữa cháy phải cách mép đường 2,5m, đường kính không nhỏ hơn 100mm; bố trí các họng lấy nước chữa cháy theo nhánh rẽ vào nhà máy, cách tường nhà máy 5m. Khoảng cách giữa các họng 150m.
e) Thoát nước: Các nhà máy phải có hai hệ thống thoát nước riêng biệt: Thoát nước mặt (nước mưa) và thoát nước thải. Cao trình đáy mương thoát nước mặt và thoát nước thải phải phù hợp với cao trình mương thoát nước chung của KCN, cao hơn đáy mương chung ≥ 20cm. Nước thải của các nhà máy trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của KCN phải qua một hố thăm có kích thước tối thiểu là (0,5x0,5x1,0)m để quan trắc chất lượng nước thải. Nước thải gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt của các nhà máy, trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của KCN phải được xử lý, đạt giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất gây ô nhiễm của nước thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của pháp luật và quy định của KCN. Nghiêm cấm xả nước thải ô nhiễm chưa xử lý và nước thải không đạt tiêu chuẩn quy định vào hệ thống thoát nước chung của KCN.
f) Cấp điện: Việc đầu tư xây dựng các công trình cấp điện trong KCN phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật.
g) Bảo vệ môi trường: Khoảng cách ly đối với các công trình thoát nước thải của KCN phải tuân thủ Quy chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị về khoảng cách ly và vệ sinh môi trường. Các nhà máy, xí nghiệp bố trí tiếp giáp với khu dân cư phải thuộc loại, nhóm có mức độ độc hại thuộc nhóm V. Chất thải rắn phải được phân loại và xử lý theo quy định Chính phủ và đô thị.
a) Mở rộng khoảng cách ly với khu dân cư bằng việc trồng nhiều cây xanh.
b) Áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất và xử lý nước, rác thải công nghiệp.
6. Ngăn cấm/Hạn chế: Các hoạt động đầu tư xây dựng sau đây trong KCN đều bị cấm: Xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại và các hoạt động thương mại, công trình công nghiệp gây ô nhiễm.
Điều 13. Đối với khu vực nông thôn giáp ranh nội, ngoại thị
- Đối với thành phố Ninh Bình: Là các khu vực thuộc xã Ninh Nhất và xã Ninh Tiến phạm vi từ đường 477 kéo dài về phía Tây đến tiếp giáp ranh giới Quần thể danh thắng Tràng An.
- Đối với huyện Hoa Lư: Là các khu vực thuộc xã Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Mỹ phạm vi từ tuyến đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Ninh Bình (đường ĐT477 kéo dài) về phía Tây đến tiếp giáp ranh giới Quần thể danh thắng Tràng An.
- Và các khu vực khác thuộc các huyện Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan, Gia Viễn nằm trong phạm vi, ranh giới Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Tính chất: Là các điểm làng thuần nông và các điểm dân cư nông thôn nằm trong vùng sinh thái nông nghiệp; điểm phục vụ du lịch.
2. Chỉ tiêu quy hoạch theo quy hoạch chung được duyệt
- Các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, chợ
- Các công trình dịch vụ thương mại và các chức năng hỗn hợp khác
- Công trình phục vụ du lịch (lưu trú dạng biệt thự)
a) Đối với khu nằm trong phạm vi quản lý, vùng bảo vệ của Quần thể danh thắng Tràng An phải tuân thủ quy định riêng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đối với khu vực đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500): Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa các công trình thực hiện đúng quy định về chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, quy hoạch giao thông, hạ tầng kỹ thuật và các nội dung khác liên quan của đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
c) Đối với các khu chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu nhưng được xác định thuộc loại không thay đổi chức năng sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch chung được duyệt thì cho phép xây dựng, cải tạo chỉnh trang: Thực hiện theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.
d) Khuyến khích hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đối với các công trình có một hoặc nhiều tiêu chí sau: Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng không có khả năng thu hồi vốn và không thuộc danh mục các công trình chủ đầu tư bắt buộc phải đầu tư. Đầu tư xây dựng công trình có ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Các dự án khác theo quy định của pháp luật.
đ) Các chính sách hỗ trợ: Công bố kịp thời và cung cấp miễn phí các thông tin về quy hoạch, kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị. Hỗ trợ đầu tư các dự án tăng cường năng lực dịch vụ công ích cho khu vực. Các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Nhà nước, của tỉnh Ninh Bình và của các địa phương.
e) Nghiêm cấm: Xây dựng công trình cao tầng gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nông thôn; sử dụng quỹ đất nông nghiệp sai mục đích.
Điều 14. Đối với khu vực an ninh và quốc phòng
1. Vị trí: Các khu đất của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan an ninh, quốc phòng của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nằm trong phạm vi, ranh giới Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đã được Thủ tướng Chính phủ được duyệt.
Ngoài các quy định đặc thù, đơn vị cũng cần tuân thủ và xem xét các yếu tố, liên quan tới mỹ quan của đô thị nói chung như sau:
a) Mật độ xây dựng của khu vực (50÷60%).
b) Khoảng lùi tuân theo quy hoạch cụ thể của trục tuyến đường và quy định tại Quy chế này.
c) Tầng cao: Theo quy hoạch xây dựng khu vực được duyệt nhưng không vượt quá 15 tầng.
d) Những công trình có tính chất an ninh, quốc phòng do Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng phê duyệt nằm trên những tuyến phố chính, nút giao giữa các tuyến phố chính và tại các vị trí có ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan, mỹ quan đô thị trước khi xây dựng phải được sự thỏa thuận của UBND tỉnh Ninh Bình về kiến trúc, quy hoạch.
a) Đấu nối hạ tầng kỹ thuật: Đảm bảo việc đấu nối cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc đúng vị trí quy định với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
b) Phòng cháy chữa cháy và an toàn: Đơn vị cần có các biện pháp phòng cháy chữa cháy, đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh giữa công trình bên trong và các công trình lân cận theo đúng quy định của pháp luật.
c) Vệ sinh môi trường: Phải có các biện pháp vệ sinh khu vực (xử lý nước thải, có các biện pháp xử lý riêng đối với nước chứa hàm lượng vượt giá trị cho phép).
Lưu ý: Riêng với khu vực an ninh, quốc phòng, trên cơ sở căn cứ vào quy định của ngành và tính đặc thù riêng biệt đối với chức năng từng khu đất, đơn vị xét chiều hướng ưu tiên để đưa ra giải pháp quản lý kiến trúc.
1. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế: Tất cả các công trình phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt, các quy định của pháp luật về đất đai, tuân thủ theo đúng các quy định tại Quy chế này và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành.
2. Công trình xây dựng cần đảm bảo yếu tố thoát người khi có thiên tai địch họa. Có hệ thống phòng chống cháy, nổ theo các quy định của pháp luật.
3. Việc xem xét quy mô công trình phải dựa trên các tiêu chí bảo đảm hình khối kiến trúc công trình theo công năng và an toàn khi sử dụng tại khu vực.
4. Các công trình có liên quan đến yếu tố chuyên ngành như: Y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và các loại công trình khác tương đồng phải được các Sở chuyên ngành xem xét, thống nhất hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thống nhất chủ trương trước khi thực hiện các bước xây dựng cơ bản tiếp theo.
5. Đảm bảo các quy định về ổn định an toàn chịu lực, an toàn về phòng cháy chữa cháy, môi trường (yêu cầu cụ thể cho từng nhóm công trình), hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy định hiện hành.
6. Thiết kế xây dựng mới, cải tạo sửa chữa công trình phải được tính toán, đảm bảo diện tích bãi đỗ xe theo quy định; đảm bảo những quy định về vệ sinh môi trường; đảm bảo bán kính phục vụ, sử dụng thuận tiện an toàn đối với người khuyết tật khi tiếp cận công trình.
7. Đối với công trình xây dựng ở khu vực đô thị hiện hữu, khu trung tâm đô thị, trên các trục đường chính đô thị: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng ngoài các bản vẽ theo quy định còn phải có bản vẽ phối cảnh tổng thể, phối cảnh các mặt của công trình, trong đó phải thể hiện rõ ràng màu sắc vật liệu sẽ sử dụng cho tất cả các mặt đứng công trình.
8. Các chỉ tiêu quản lý về mật độ, khoảng lùi và số tầng công trình phải theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân được duyệt, quy định tại Chương II Quy chế này và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành trừ các loại công trình có quy định cụ thể về mật độ, khoảng lùi và số tầng ở Chương này.
9. Nghiêm cấm: Cải tạo, sửa chữa công trình nhà ở để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại... (công trình công cộng tập trung đông người) mà không đảm bảo về vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ, an toàn kết cấu công trình, an toàn giao thông và trật tự xã hội được quy định tại Quy chế này và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.
Điều 16. Đối với công trình hành chính - chính trị, công trình văn phòng làm việc
1. Tính chất, chức năng, xác định loại công trình
Là các công trình quan trọng trong hệ thống các công trình của đô thị Ninh Bình, tạo lập khu vực có chức năng phục vụ cộng đồng và là nơi thể hiện quyền hạn và chức năng của chính quyền; các công trình có chức năng văn phòng làm việc của các doanh nghiệp có quy mô lớn ảnh hưởng và tạo lâp cảnh quan cho đô thị.
a) Nguyên tắc cơ bản để quản lý: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4601:2012 Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.
b) Đối với các công trình hành chính - chính trị cấp tỉnh, cấp huyện và văn phòng làm việc cấp tỉnh (văn phòng các tổng công ty, tập đoàn trên địa bàn): Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình chính phải được Hội đồng Kiến trúc quy hoạch tỉnh chấp thuận mới được lập dự án, trừ những công trình thuộc diện phải thi tuyển phương án kiến trúc.
c) Hình thức kiến trúc: Kiến trúc công trình cần được thiết kế định hướng song song với các trục đường chính, mặt đứng các hướng đều phải được nghiên cứu đồng bộ. Hình thức kiến trúc cần đơn giản, khuyến khích theo phong cách kiến trúc hiện đại.
d) Màu sắc: màu sắc công trình kiến trúc phải phù hợp với kiến trúc, cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng màu với gam lạnh. Các gam mầu chính không sử dụng màu phản quang, màu sẫm và màu đậm như đen, đỏ, xanh hay vàng đậm. Chỉ được sử dụng tối đa 03 màu sơn bên ngoài cho một công trình.
đ) Vật liệu: Không sử dụng vật liệu phản quang, vật liệu có mầu sắc đậm hoặc sặc sỡ và phải hài hòa với cảnh quan kiến trúc các công trình kế cận. Vật liệu xây dựng của công trình cần phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng đẹp, bền, có chất lượng cao, không bám bụi, chịu được các điều kiện khí hậu mưa nắng nhiều như đá tự nhiên, sơn đá, đá nhân tạo có bề mặt nhám, kính, nhôm cao cấp, đặc biệt đối với tầng trệt, các hành lang đông người sử dụng.
e) Các hệ thống kỹ thuật của công trình như điều hòa, bể hoặc bồn nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí phù hợp sao cho không được nhìn thấy từ các không gian công cộng.
g) Chiều cao tầng: Tầng 1 cao không quá 4,2m; các tầng còn lại cao không quá 3,6m. Đối với công trình không có tầng hầm cao trình nền tầng 1 (cos ± 0,00) cao không quá 0,75m so với vỉa hè đường phố chạy phía trước khu đất xây dựng công trình. Trường hợp cần thiết phải tăng chiều cao tầng nhà, cao độ nền tầng 1 để đảm bảo phù hợp với công năng, tăng hiệu quả sử dụng thì Sở Xây dựng xem xét cụ thể, báo cáo UBND tỉnh quyết định.
h) Tầng hầm: Tầng hầm phải xây cách mọi ranh giới khu đất tối thiểu 1,0 m; điểm bắt đầu của đường dốc lối vào tầng hầm lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 3m để đảm bảo an toàn khi ra vào. Đối với công trình xây dựng cách chỉ giới đường đỏ dưới 6m, cao độ sàn tầng 1 đối với công trình có tầng hầm không vượt quá 1,4m so với cao độ vỉa hè. Đối với công trình xây dựng cách chỉ giới đường đỏ ≥ 6m, cao độ sàn tầng 1 không vượt quá 2,5m so với cao độ vỉa hè. Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
i) Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ.
k) Khoảng lùi của mỗi công trình tùy thuộc vào vị trí thửa đất và mặt cắt ngang của tuyến đường mặt chính để xác định trên cơ sở quy định hiện hành.
a) Khuyến khích quy hoạch, di chuyển các công trình hành chính - chính trị về cụm công trình hành chính - chính trị tập trung các cấp.
b) Khuyến khích xây dựng công trình bề thế, khang trang, có kiến trúc hài hòa với cảnh quan khu vực.
a) Tăng mật độ xây dựng trong quá trình cải tạo, nâng cấp công trình.
b) Xây dựng mới phân tán các công trình hành chính - chính trị trong đô thị.
Điều 17. Đối với công trình dịch vụ - thương mại
1. Tính chất, chức năng, xác định loại công trình: Bao gồm các trung tâm thương mại phức hợp, siêu thị ngoại ô có quy mô lớn, chợ chính và các công trình dịch vụ, buôn bán khác có diện tích đất từ 500 m2 trở lên.
2. Quy định về diện tích khuôn viên
a) Căn cứ vào quy mô và tính chất, tính bình quân 1 công trình/đơn vị ở (theo quy định chợ tại QCXDVN 01:2008/BXD do chưa có quy định trung tâm thương mại dịch vụ).
b) Đối với trung tâm thương mại phức hợp, siêu thị ngoại ô, chợ chính diện tích khuôn viên tối thiểu: 2.000 m2/đơn vị ở hay 8.000 m2/đô thị.
c) Yêu cầu về địa điểm xây dựng: Địa điểm xây dựng phải thỏa mãn các khoảng cách về an toàn PCCC và điều kiện an toàn vệ sinh môi trường. Có hệ thống giao thông thuận tiện cho các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng, đảm bảo cho công tác xây dựng và đáp ứng yêu cầu hoạt động theo chức năng.
3. Quy định về chỉ tiêu xây dựng
a) Số tầng, mật độ xây dựng: Theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc được duyệt. Chiều cao tầng nhà: Tầng 1 cao không quá 4,2m; các tầng còn lại cao không quá 3,6m. Đối với công trình không có tầng hầm cao trình nền tầng 1 (cos ± 0,00) cao không quá 0,75m so với vỉa hè đường phố chạy phía trước khu đất xây dựng công trình. Trường hợp cần thiết phải tăng chiều cao tầng nhà, cao độ nền tầng 1 để đảm bảo phù hợp với công năng, tăng hiệu quả sử dụng thì Sở Xây dựng xem xét cụ thể, báo cáo UBND tỉnh quyết định.
b) Khoảng lùi cách chỉ giới đường đỏ trục mặt phố chính tối thiểu 5m.
c) Khoảng lùi cách ranh giới đất xung quanh tối thiểu 4m.
a) Hình thức kiến trúc: Khối nhà trung tâm thương mại cần được thiết kế định hướng song song với các trục đường chính, mặt đứng các hướng đều phải được nghiên cứu đồng bộ. Hình thức kiến trúc cần đơn giản, khuyến khích theo phong cách kiến trúc hiện đại.
b) Tường rào: Không xây dựng tường rào, hàng rào đặc kín (chỉ sử dụng hàng rào thấp mang tính biểu trưng, ngăn cách) phía trước công trình để bố trí lối ra vào cho người đi bộ kết hợp bồn cỏ, vườn hoa, hồ nước trang trí hoặc quảng trường nhỏ tạo cảnh quan môi trường nhẹ nhàng, xanh, sinh động đối với công trình.
c) Màu sắc: Công trình kiến trúc nhà thương mại phải phù hợp với kiến trúc, cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng màu với gam lạnh. Các màu chính không sử dụng màu phản quang, màu sẫm và màu đậm như đen, đỏ, xanh hay vàng đậm. Chỉ được sử dụng tối đa 03 màu sơn bên ngoài cho một công trình.
d) Vật liệu: Không sử dụng vật liệu phản quang, vật liệu có mầu sắc đậm hoặc sặc sỡ và phải hài hòa với cảnh quan kiến trúc các công trình kế cận. Vật liệu xây dựng của công trình cần phù hợp với phong cách kiến trúc và hài hòa với kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng đẹp, bền vững và thân thiện với môi trường (như gạch không nung...), chịu được các điều kiện khí hậu mưa nắng nhiều.
đ) Các hệ thống kỹ thuật của công trình như máy lạnh, bể nước, máy năng lượng mặt trời, đường ống kỹ thuật cần được bố trí phù hợp sao cho không được nhìn thấy từ các không gian công cộng.
e) Tầng hầm: Điểm bắt đầu của đường dốc lối vào tầng hầm lùi so với chỉ giới đường đỏ tối thiểu là 3m để đảm bảo an toàn khi ra vào. Cao độ sàn tầng 1 đối với công trình có tầng hầm không vượt quá 1,4m so với cao độ vỉa hè. Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
g) Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m. Mái đón, mái hè phố: Khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy; ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị; không vượt quá chỉ giới đường đỏ; bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng,...).
5. Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường, cảnh quan
a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật yêu cầu thiết kế và thi công đồng bộ; hạ ngầm các tuyến cáp kỹ thuật trong khuôn viên đất công trình.
b) Đảm bảo đủ diện tích bãi đỗ xe trong từng công trình và đảm bảo lối tiếp cận an toàn ra đường giao thông.
c) Chú ý sự tiếp cận thuận lợi cho tất cả các đối tượng, kể cả người khuyết tật.
a) Bố trí 2 luồng giao thông ra vào riêng biệt, liên thông. Chiều rộng lối ra vào tối thiểu 4m, có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe hoặc khu vực phân tán xe) tiêu chuẩn 0,3 m2/chỗ ngồi. Việc bố trí lối ra vào từ đường giao thông phải tuân thủ quy định hiện hành, nghiêm cấm bố trí lối ra vào tại các nút giao cắt đồng mức giữa các tuyến đường giao thông;
b) Phải bố trí đường vòng quanh công trình để xe chữa cháy có thể chạy liên thông, không phải lùi và có thể tiếp cận mọi phía của công trình;
c) Chỗ để xe: 100m2 sàn sử dụng/1 chỗ hoặc (3-5) m2/người.
a) Bố trí các biển quảng cáo trong phạm vi công trình với nội dung và hình thức phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Phát triển trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp với các trạm xe bus, tàu điện (ngầm); Phát triển trung tâm thương mại dịch vụ có quy mô lớn, đồng bộ với công trình và hạ tầng đô thị xung quanh.
a) Xây dựng các công trình trung tâm thương mại, dịch vụ có quy mô nhỏ lẻ, không theo quy hoạch. Bố trí biển quảng cáo bên ngoài phạm vi công trình, có kích thước lớn không phù hợp với quy định của pháp luật.
b) Trong quá trình cải tạo và nâng cấp công trình hiện hữu, không tăng mật độ xây dựng. Nghiêm cấm mở và duy trì hoạt động những chợ cóc, nhất là khu vực gần các trung tâm thương mại, dịch vụ.
Điều 18. Đối với các công trình giáo dục phổ thông và mầm non
1. Quy định về chỉ tiêu xây dựng trường mầm non- trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (tham khảo TCVN 3907 : 2011 và TCVN 8793 : 2011, TCVN 8794:2011)
Bảng 3.1: Chỉ tiêu xây dựng trường mầm non - trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Đối với công trình giáo dục mầm non
Đối với công trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Đối với trường trung học phổ thông trong đô thị hiện hữu không đủ quỹ đất xây dựng theo quy định được xây dựng tối đa 5 tầng
Chỉ áp dụng để xe đối với các trường trong đô thị hiện hữu không đủ quỹ đất xây dựng theo quy định và để ưu tiên cho diện tích sân bãi cây xanh
Đối với các trường hiện hữu trong đô thị khi lập tổng mặt bằng cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới hạng mục công trình phải tiết kiệm quỹ đất để dành đất xây dựng các công trình tập thể dục thể thao phục vụ nhu cầu học tập, rèn luyện sức khỏe của học sinh.
a) Nguyên tắc cơ bản để quản lý: Theo các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 Trường mầm non -Yêu cầu thiết, TCVN 8793:2011 Trường tiêu học - Yêu cầu thiết kế, TCVN 8794:2011 Trường trung học - Yêu cầu thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.
b) Hình thức kiến trúc cần đơn giản, khuyến khích theo phong cách kiến trúc hiện đại, đồng bộ; không sử dụng các chi tiết trang trí rườm rà, phù điêu, tượng, điêu khắc, mái chóp, mái vảy ... Đối với các công trình trong đô thị hiện hữu có diện tích đất không đủ cho phép hợp khối nhưng phải đảm bảo công năng sử dụng theo quy định.
c) Kiến trúc công trình nhà học phải tuân thủ các quy định về hướng lớp học, chống bất lợi về ánh sáng, nhiệt độ, ảnh hưởng tới việc học.
d) Lan can ban công phải an toàn và không được thấp hơn 1,2 m; cấu tạo lan can phải đảm bảo học sinh không leo trèo được.
đ) Tường rào (nếu có) phải có hình thức đẹp, thoáng, cao tối đa 2,5 m (trong đó chiều cao hàng rào phía trước xây đặc h ≤ 0,9m).
e) Sân trường không được lát gạch hoặc đổ bê tông phủ kín toàn bộ gây tích nhiệt vào mùa hè; phải có mạch (rãnh) giữa các ô gạch lát, ô bê tông để trồng cỏ; chiều rộng các ô gạch lát, ô bê tông không lớn hơn 1m2; chiều rộng mạch cỏ tối thiểu 8 cm/mạch.
g) Màu sắc công trình sử dụng gam mầu tươi sáng (có tác dụng phản xạ nhiệt)và phải hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực; không sử dụng mầu sắc có tác động tiêu cực đến tâm lý học tập của học sinh, mầu hấp thụ nhiệt.
h) Vật liệu: Sử dụng vật liệu bền vững, kết cấu chính bằng bê tông cốt thép hoặc xây tường gạch, vật liệu trang trí bề mặt trường học phải hài hòa với kiến trúc công trình. Khuyến khích sử dụng vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường như gạch không nung.
i) Hình thức mái: Khuyến khích xây dựng mái ngói cho các trường mầm non và phải có giải pháp xử lý cho phù hợp, đảm bảo kỹ mỹ thuật cho đô thị.
k) Quảng cáo, biển hiệu, biển báo, thông tin: Trên hàng rào và bề mặt ngoài của công trình trường học không cho phép mọi hình thức quảng cáo, chỉ được phép treo biển hiệu, biển báo, thông tin của trường học theo quy định pháp luật. Các bảng hiệu gắn liền với công trình phải ở độ cao trên 3,5m; phần nhô ra không quá 20cm và phải đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Chiếu sáng: Thiết kế hệ thống chiếu sáng bên ngoài cho cổng, lối đi chính, sân, bãi tập,… và thiết kế chiếu sáng cho các phòng học phải tuân theo quy định hiện hành.
l) Cây xanh cảnh quan: Cây xanh trong sân trường để tạo bóng mát cần phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây; lưu ý chọn các loại cây không độc hại, hạn chế trồng cây ăn trái, không trồng cây có gai và nhựa độc. Trồng cây xanh không che khuất biển hiệu, biển báo khu vực trường học.
a) Lối ra vào trường học cần phải tạo vịnh đậu xe trước cổng chính của trường (cổng trường học lùi cách ranh lộ giới tối thiểu 3m).
b) Kết nối giao thông công cộng: Trước trường học cần bố trí các trạm dừng xe buýt.
c) Các lối đi bộ phải đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng dễ dàng.
Điều 19. Đối với các công trình y tế
2. Diện tích khuôn viên, chiều rộng tối thiểu
a) Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền, phòng khám đa khoa, chuyên khoa tính theo số giường bệnh áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 365:2007 Bệnh viên đa khoa - Hướng dẫn thiết kế, Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế và các quy định hiện hành khác có liên quan;
b) Trường hợp bệnh viện được xây dựng trên địa bàn không bảo đảm diện tích đất xây dựng theo quy định của TCVN 365:2007 thì có thể được thiết kế, xây dựng theo hình thức nhà hợp khối, cao tầng và bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 50 m2/giường bệnh.
3. Quy định về chỉ tiêu xây dựng
a) Tầng cao, chiều cao, mật độ xây dựng theo quy hoạch được phê duyệt và các quy định của công trình y tế và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực được duyệt.
b) Khoảng lùi các phía: Khoảng lùi so với đường phố chính: Tối thiểu 6m. Khoảng lùi so với ranh giới đất: Tối thiểu 4m. Đối với bệnh viện đa khoa (theo TCXDVN 365:2007)
- Mặt ngoài tường của mặt nhà: Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: Tối thiểu 15m so với chỉ giới đường đỏ giới. Nhà hành chính quản trị và phục vụ: Tối thiểu 10m.
- Mặt ngoài tường đầu hồi: Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ: Tối thiểu 10m so với chỉ giới đường đỏ.
c) Tầng hầm (nếu có): Chỉ được đặt các công trình kỹ thuật và nhà xe.
a) Yêu cầu thiết kế kiến trúc cho công trình hiện đại, thông thoáng và thân thiện với môi trường. Lan can ban công phải đảm bảo an toàn và không được thấp hơn 1,2 m. Tường rào phải có hình thức đẹp, thoáng, cao tối đa 2,6m (trong đó hàng rào giáp các đường giao thông có chiều cao tường xây đặc h ≤ 0,6m). Tường rào giáp các trục đường phố có độ rỗng tối thiểu 50%, giáp các ranh giới đất lân cận được phép xây đặc.
b) Màu sắc: Hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực. Không sử dụng màu sắc gây tác động tiêu cực đến tâm lý bệnh nhân.
c) Vật liệu: Kết cấu chính bê tông cốt thép hoặc xây tường gạch, vật liệu trang trí bề mặt phải hài hòa với kiến trúc công trình. Khuyến khích sử dụng vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường.
d) Chi tiết trang trí: Mặt ngoài công trình (mặt tiền, mặt bên) phải theo quy hoạch chi tiết, có kiến trúc phù hợp và hài hòa với kiến trúc hiện có xung quanh, không được sơn quét màu đen, màu tối sẫm, sơn phản quang và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật; đồng thời phải phù hợp với màu sắc kiến trúc cảnh quan khu vực.
đ) Quảng cáo, biển hiệu, biển báo: Trên hàng rào và bề mặt ngoài của công trình y tế không cho phép mọi hình thức quảng cáo, chỉ được phép treo biển hiệu, biển báo, thông tin của ngành theo quy định pháp luật. Các bảng hiệu gắn liền với công trình phải ở độ cao trên 3,5m; phần nhô ra lộ giới không quá 20cm và phải đảm bảo an toàn cho người đi bên dưới. Được phép xây dựng 01 biển hiệu trước cổng với diện tích tối đa 5m2 và 01 biển hiệu trên nóc công trình cao nhất với diện tích tối đa 5m2.
e) Cây xanh cảnh quan: Cây xanh trong khuôn viên công trình y tế để tạo bóng mát cần phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây; lưu ý chọn các loại cây không độc hại, hạn chế trồng cây ăn trái, không trồng cây có gai và nhựa độc. Không trồng cây xanh che khuất biển hiệu, biển báo khu vực cơ sở y tế.
g) Lối ra vào công trình y tế cần phải bố trí vịnh đậu xe trước cổng chính công trình (cổng chính lùi cách ranh lộ giới tối thiểu 3m). Vịnh đậu xe rộng tối thiểu 15m. Kết nối giao thông công cộng: Trước công trình cần bố trí các trạm dừng xe buýt, phương tiện giao thông công cộng. Lối đi bộ cần phải đảm bảo cho người khuyết tật sử dụng dễ dàng.
Bố trí loại hình dịch vụ liên quan, đáp ứng yêu cầu của người dân đến sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng có liên quan.
Bố trí các công trình gây ô nhiễm về âm thanh, không khí và các công trình khác có tác động, ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người đến công trình chăm sóc sức khoẻ - y tế.
Điều 20. Đối với các công trình dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao (TDTT)
a) Công trình dịch vụ: Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.
b) Công trình văn hóa: Trung tâm hội nghị, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp hát, nhà triển lãm.
c) Công trình thể thao: Nhà thi đấu và tập luyện thể thao, sân thể thao có mái che hoặc không có mái che và các công trình thể dục thể thao khác.
2. Quy định về quy mô diện tích đất
a) Nguyên tắc xác định: Theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành có liên quan; đảm bảo không gian, diện tích cho các hoạt động chính trong công trình và diện tích dành cho hạ tầng kỹ thuật như bãi đỗ xe, đường chữa cháy...
b) Quy mô diện tích đất đối với từng loại công trình phải phù hợp với tiêu chuẩn và quy chẩn xây dựng nhưng yêu cầu phải đạt tối thiểu 1.000m2; riêng công trình dịch vụ cho phép đạt tối thiểu 300m2.
3. Quy định về địa điểm xây dựng
a) Chỉ được bố trí các công trình văn hóa, thể thao trên các trục đường có chiều rộng Bn ≥ 15,5m.
b) Xa các nguồn ồn lớn, nguồn khí độc hại, nơi có nguy cơ cháy nổ cao.
c) Khuyến khích bố trí tại các khu vực thuộc trung tâm các huyện, thành phố.
4. Quy định về quy mô công trình
a) Tầng cao, chiều cao và mật độ xây dựng: Theo quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu và tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực được duyệt.
b) Khoảng lùi cách chỉ giới đường đỏ của tuyến phố giáp mặt đứng chính công trình phải đạt tối thiểu 3,5m.
c) Thiết kế, xây dựng công trình phải đảm bảo đủ chỗ để xe theo quy định. Đối với công trình trong đô thị không đủ diện tích đất dành cho đỗ xe phải xây dựng tầng hầm phục vụ đỗ xe.
a) Khuyến khích sáng tác kiến trúc hiện đại, thông thoáng và thân thiện với môi trường.
b) Đối với các công trình vị trí nằm trên tuyến phố chính, nằm ở nút giữa các tuyến phố chính không được xây dựng tường rào, hàng rào đặc kín (chỉ sử dụng hàng rào thấp mang tính biểu trưng, ngăn cách) phía trước công trình để bố trí lối ra vào cho người đi bộ kết hợp bồn cỏ, vườn hoa, hồ nước trang trí hoặc quảng trường nhỏ. Tường rào (đối với công trình nằm ở các vị trí còn lại) phải có hình thức đẹp, thoáng, cao tối đa 2,6m (trong đó hàng rào giáp các đường giao thông có chiều cao tường xây đặc h ≤ 0,6m). Tường rào giáp khu đất lân cận được phép xây đặc.
c) Màu sắc phải hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực. Không sử dụng màu sắc gây phản cảm về mỹ quan đô thị.
d) Vật liệu: Không sử dụng vật liệu phản quang, đồng thời phải hài hòa với cảnh quan kiến trúc các công trình kế cận.
đ) Chi tiết trang trí: Mặt ngoài công trình (mặt tiền, mặt bên) phải có kiến trúc phù hợp và hài hòa với kiến trúc hiện có xung quanh, không được sơn quét màu đen, màu tối sẫm, sơn phản quang và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật.
e) Quảng cáo, biển hiệu, biển báo: Trên hàng rào của công trình không cho phép mọi hình thức quảng cáo, chỉ được phép treo biển hiệu, biển báo, thông tin của công trình. Biển hiệu, biển báo thông tin trên cổng có tổng diện tích không quá 5 m2 và không treo cao quá 4 m. Biển hiệu không được treo lấn chỉ giới đường đỏ. Trên công trình kiến trúc, cho phép thực hiện quảng cáo. Tổng diện tích quảng cáo không quá 20m2. Chiều cao của quảng cáo không vượt quá nóc công trình. Quảng cáo không được vượt quá mặt ngoài công trình 60cm, không che chắn cửa sổ, cửa đi, cửa thoát hiểm, lối đi bộ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc của công trình.
a) Các công trình phải trồng và duy trì cây xanh xung quanh công trình kiến trúc tại các khoảng lùi với ranh giới khu đất, khoảng cách ly an toàn, xung quanh khu vực sân bãi, khu vực cổng và nhà để xe nhằm tạo bóng mát, giảm bức xạ mặt trời, cải thiện vi khí hậu cho công trình.
b) Diện tích cây xanh cảnh quan phải chiếm tối thiểu 15% diện tích đất khuôn viên.