Chi phí thấp, lương cao, điều kiện, tiêu chuẩn không quá khắt khe..., lao động thời vụ tại Hàn Quốc đang trở thành chương trình hấp dẫn lao động VN tại thời điểm này.
Chi phí thấp, lương cao, điều kiện, tiêu chuẩn không quá khắt khe..., lao động thời vụ tại Hàn Quốc đang trở thành chương trình hấp dẫn lao động VN tại thời điểm này.
Hiện nay, chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình lao động thời vụ (visa E8) rất được người dân quan tâm. Cho đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh chưa ký kết Văn bản chính thức về Thoả thuận hợp tác thực hiện Chương trình lao động thời vụ theo hướng dẫn tại Văn số 2188/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 24/6/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy vậy, thời gian qua trên các trang mạng xã hội và một số cá nhân vẫn thông tin, giới thiệu, quảng cáo về việc tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai Chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc; thậm chí một số cá nhân đã có hành vi thu tiền của người lao động để giới thiệu tham gia chương trình. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh thông báo tới người lao động được biết. Dưới đây là văn bản chính thức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh về nội dung này. Đề nghị người lao động truy cập đường link dưới để nắm rõ thông tin chi tiết.
(HG) - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có buổi làm việc với một số sở, ngành, các địa phương để đóng góp ý kiến cho dự thảo báo cáo kết quả thực hiện công tác đưa người lao động tỉnh Hậu Giang đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc năm 2023.
Đại biểu đóng góp ý kiến tại buổi làm việc.
Theo dự thảo báo cáo, năm 2023, tỉnh đã đưa 224 người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Trong đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa 101 người lao động đi làm việc thời vụ tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc); UBND thành phố Vị Thanh đưa 123 người lao động đi làm việc thời vụ tại thành phố Naju, tỉnh Jeollanam-do (Hàn Quốc). Theo đánh giá chương trình đưa người lao động đi làm việc thời vụ ở Hàn Quốc mang lại thu nhập cao, mức lương cơ bản tương đương 37 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, do lần đầu thực hiện nên thành phố Vị Thanh còn lúng túng trong quá trình triển khai, như: một số thủ tục pháp lý về biện pháp ngăn chặn lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc tại Hàn Quốc, lý lịch tư pháp, pháp lý về xuất cảnh, thủ tục khám sức khỏe và quản lý y tế cho người lao động, kinh phí thực hiện chương trình cho người lao động đôi lúc triển khai thực hiện còn hạn chế…
Tại hội nghị, các đại biểu đã đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện dự thảo báo cáo, như: cần nêu tóm tắt kết quả đưa lao động đi làm việc tại hai huyện, để đánh giá toàn diện các mặt được cũng như chưa được. Từ đó, đánh giá đi làm việc ở nước ngoài mang lại hiệu quả như thế nào. Cần nêu cụ thể chi phí người lao động tham gia đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Trong phần đề xuất, kiến nghị cần viết gọn lại.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đề nghị phòng chuyên môn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hoàn thiện lại dự thảo báo cáo trên cơ sở góp ý của các đại biểu. Trong đó, lưu ý báo cáo phải nêu rõ về hiệu quả đạt được khi đi làm việc ở nước ngoài, đề cập khó khăn liên quan đến nguồn nhân lực…