Theo quy định, doanh nghiệp phải làm thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký HĐLĐ hoặc thực hiện gia hạn thẻ BHYT hàng năm trước khi thẻ cũ hết hạn sử dụng.
Theo quy định, doanh nghiệp phải làm thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký HĐLĐ hoặc thực hiện gia hạn thẻ BHYT hàng năm trước khi thẻ cũ hết hạn sử dụng.
Khi đi khám chữa bệnh trong thời gian chưa được cấp thẻ, NLĐ có thể xin giấy xác nhận tham gia BHYT từ cơ quan BHXH để sử dụng tạm thời hoặc có thể đi khám chữa bệnh, thanh toán chi phí với bệnh viện sau đó làm hồ sơ thanh toán lại chi phí BHYT trong phạm vi được hưởng.
Để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT, pháp luật đã có những quy định cụ thể về trường hợp này. Hồ sơ thanh toán chi phí BHYT trực tiếp với cơ quan BHXH bao gồm:
- Khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở KCB không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với quỹ BHYT.
- NLĐ khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp thẻ BHYT.
- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại điều 26, 27, 28 Luật Bảo hiểm y tế.
- Giấy đề nghị thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (cơ quan BHXH cung cấp)
- Bảng chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, giấy ra viện, hóa đơn thu viện phí và các giấy tờ liên quan)
- Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nới NLĐ tham gia BHXH hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú.
- Trong thời hạn tối đa 40 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người có yêu cầu, cơ quan BHXH phải hoàn thành việc giám định và tiến hành thanh toán chi phí KCB trực tiếp cho người bệnh.
Từ 01/06/2021, người dân không phải mang theo thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh
- Trường hợp người bệnh đến cơ sở KCB chữa các bệnh trong có danh mục BHYT thanh toán sẽ trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.
- Trường hợp người bệnh đến KCB tại các cơ sở không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT: thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định sau:
Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh (đồng)
Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương
Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương
Cơ sở y tế trung ương và tương đương
- Các trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú không thực hiện thủ tục khám chữa bệnh BHYT không được quỹ BHYT thanh toán.
- Các trường hợp mất giấy ra viện thì liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xin giấy xác nhận sao y.
Hiện nay, pháp luật đang có rất nhiều quy định để đảm bảo quyền lợi người bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh không có thể BHYT. Đặc biệt, Từ 01/06/2021, người dân không phải mang theo thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Thay vào đó, người dân được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng Vss-ID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy. Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT được hiển thị trên ứng dụng Vss-ID. Trong trường hợp mất thẻ BHYT giấy, người dân vẫn có thể sử dụng VssID và mọi quyền lợi của người KCB vẫn sẽ được đảm bảo như khi sử dụng BHYT bằng giấy.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms. Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
Theo quy định của pháp luật, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí, tuy nhiên, khi trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ đi khám chữa bệnh thì có được miễn phí?
Trẻ em dưới 6 tuổi luôn là đối tượng cần được chăm lo và bảo vệ đặc biệt. Chính vì vậy, những đối tượng này được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí bằng nguồn ngân sách (khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
Khi đi khám, chữa bệnh, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng:
- 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP);
- 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh;
- 100% chi phí nếu khám, chữa bệnh trái tuyến huyện.
(khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)
Hiện nay, pháp luật có những quy định nào để đảm bảo Quyền lợi người bệnh khi Khám bệnh, chữa bệnh không có thẻ BHYT? Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 :
“3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT;
b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho NLĐ trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT”.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu việc vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của NLĐ thì doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự.
Vậy nên, trong trường hợp do lỗi của công ty báo tăng, gia hạn thẻ muộn nên NLĐ không có thẻ BHYT để sử dụng thì công ty phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí cho NLĐ. Việc chi trả sẽ được thực hiện trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.
Trường hợp NLĐ đi khám chữa bệnh khi thẻ BHYT chưa có hiệu lực
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP,
- Khi đi khám, trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT;
- Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;
- Trường hợp phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án.
Như vậy, đối với trẻ dưới 6 tuổi không có hoặc chưa có thẻ BHYT vẫn được khám, chữa bệnh kịp thời.
Khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:
Đối với trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT thì cơ sở khám, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ dưới 6 tuổi và chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan BHXH thanh toán theo quy định.
Chính vì vậy, dù trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT thì khi khám, chữa bệnh vẫn được Nhà nước hỗ trợ chi phí khi thanh toán. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc trẻ được khám, chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.