Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện, hồ sơ, tài liệu thực hiện đăng ký hộ khẩu thường trú gồm những gì? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.
Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện, hồ sơ, tài liệu thực hiện đăng ký hộ khẩu thường trú gồm những gì? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.
Hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú mang lại lợi ích gì là những câu hỏi thường gặp khi có vướng mắc về vấn đề cư trú của người dân.
Một số lợi ích có thể nhìn thấy được rõ ràng khi có hộ khẩu thường trú/khi được đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân như sau:
Thứ nhất, được ưu tiên đăng ký học tại các trường công lập
Đây là lợi ích rõ nhất mang lại cho gia đình đang có con ở độ tuổi đi học, đặc biệt là các gia đình đang sinh sống ở các thành phố lớn;
Mọi vấn đề về học phí, chi phí khác ở các trường công đều giảm hơn so với trường tư thục, từ đó, giảm gánh nặng về kinh tế;
So với những gia đình có đăng ký tạm trú, hoặc không có đăng ký cư trú tại nơi dự định cho con đi học thì đã đăng ký thường trú là điểm cộng, là sự ưu tiên rõ ràng khi tuyển chọn học sinh của các trường công;
Thứ hai, là căn cứ để thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ, làm hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác (căn cước công dân/chứng minh nhân dân) hoặc thực hiện khai sinh, khai tử, đăng ký xe, đăng ký sở hữu các tài sản khác
Thông tin về nơi đăng ký thường trú được ghi nhận trong các giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, giấy tờ về hộ tịch khác;
Do vậy, nếu có đăng ký thường trú sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các thủ tục hành chính này;
Thứ ba, là căn cứ để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chia di sản thừa kế, nhận di sản thừa kế
Đây là thông tin buộc phải có trong hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chia/nhận di sản thừa kế;
Cũng là thông tin để xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết các thủ tục trên;
Thứ tư, là căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Một trong những căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết tranh chấp về dân sự, giải quyết vụ án hình sự là nơi thường trú của đương sự;
Nơi thường trú của đương sự cũng là địa chỉ để cơ quan tiến hành tố tụng tống đạt các văn bản, giấy tờ của quá trình tố tụng;
Thứ năm, là căn cứ để được nhận những chính sách về hỗ trợ nhà ở (ví dụ mua nhà ở xã hội...), trợ cấp xã hội, vay tiền từ ngân hàng chính sách, tổ chức tín dụng nhân dân
Thứ sáu, là căn cứ giải quyết các chế độ đền bù, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Thứ bảy, nhận được sự ưu tiên khi thi tuyển công chức, viên chức
So với những trường hợp chỉ có tạm trú hoặc không đăng ký thường trú thì trong một số trường hợp, công dân có thể được ưu tiên hơn khi tham gia các kỳ thi tuyển công chức, viên chức tại địa phương nơi có đăng ký thường trú;
Trên đây là cơ bản những lợi ích mà người dân có thể nhận được khi có đăng ký thường trú/hộ khẩu thường trú.
Vậy nên, hộ khẩu thường trú là gì, có hộ khẩu thường trú có lợi ích gì là hai trong số nhiều vấn đề liên quan đến hộ khẩu thường trú mà bạn nên quan tâm.
Lợi ích của việc đăng ký thường trú
Hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú có khác chỗ ở hiện nay ở đặc điểm gì cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự chú ý, quan tâm của độc giả.
Để phân biệt 2 nơi ở này của công dân, có thể căn cứ vào định nghĩa, trường hợp sử dụng của 2 nơi này, cụ thể như sau:
Là từ thường dùng để gọi tên sổ hộ khẩu - văn bản pháp lý được cơ quan công an cấp cho người đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú trước thời điểm Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành
Chỗ ở hiện nay hay nơi ở hiện tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống (khoản 10 Điều 2 Luật Cư trú 2020)
Kê khai thông tin để cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản;
Kê khai trong hồ sơ tham gia thi tuyển công chức, viên chức;
Thường kê khai trong hồ sơ xin việc, hồ sơ làm việc;
Các trường hợp như hộ khẩu thường trú nếu xét dưới góc độ là nơi thường trú của người dân;
Như vậy, hộ khẩu thường trú là gì, có khác gì so với nơi ở hiện tại/chỗ ở hiện nay đã được chúng tôi phân tích ở trên.
Tùy thuộc từng nhu cầu sử dụng mà bạn đọc có thể ghi địa chỉ thường trú hoặc nơi tạm trú, nơi ở hiện tại cho phù hợp.
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề Hộ khẩu thường trú là gì? Nếu bạn còn thắc mắc về hộ khẩu thường trú hoặc các vấn đề pháp lý khác của Luật Cư trú, hãy liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.
“Business analyst là ngành gì” là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi muốn theo đuổi những nghề nghiệp có triển vọng trong thời đại 4.0. Ngành BA không chỉ có riêng trong ngành IT, mà còn phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics, y tế,... Trong bài viết này, hãy cùng nhau khám phá tất tần tật những thông tin về ngành Business analyst.
Nếu bạn đam mê lĩnh vực BA nhưng còn đang phân vân không biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo lời khuyên từ những chuyên gia Business Analyst hàng đầu ngành có kiến thức và kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam tại Askany. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn nhận tư vấn cá nhân 1:1 và khám phá hướng đi phù hợp nhất cho sự phát triển trong tương lai của bạn!
Điều kiện để có hộ khẩu thường trú/được đăng ký thường trú là vấn đề được nhiều người quan tâm ngoài vấn đề về hộ khẩu thường trú là gì.
Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020, điều kiện được đăng ký thường trú/có hộ khẩu thường trú trong 3 trường hợp cơ bản tương ứng là có chỗ ở hợp pháp, đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ như sau:
Đăng ký thường trú khi có chỗ ở hợp pháp
Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình
Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ
Chỗ ở hợp pháp phải thuộc quyền sở hữu của mình
Nếu thuộc một trong 3 trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú như:
Vợ chồng về ở với nhau, con cái và cha mẹ về ở với nhau;
Người cao tuổi về ở với anh chị em ruột của mình;
Được chủ sở hữu và chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
Bảo đảm diện tích tối thiểu về nhà ở (8m2 sàn/người), mức cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;
Lưu ý: Điều kiện để đăng ký thường trú trong một số trường hợp đặc biệt khác
Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ: Là người đại diện cơ sở tín ngưỡng, là người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử,... (khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú);
Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: Là người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp và được người đứng đầu/hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý (khoản 5 Điều 20 Luật Cư trú);
Đăng ký thường trú cho người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện: Chủ phương tiện đồng ý; phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định/hoặc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn;
Đăng ký thường trú của người chưa thành niên: Phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ đồng ý, trừ trường hợp do Tòa án quyết định;
Ngoài ra, Luật Cư trú 2020 có quy định về các địa điểm không được đăng ký thường trú mới tại Điều 23 trừ trường hợp chồng về ở với vợ; vợ về ở với chồng; con về ở với cha, mẹ và cha, mẹ về ở với con.
Như vậy, hộ khẩu thường trú là gì, điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào là hai vấn đề thường tồn tại song song và được giải quyết đồng thời với nhau.
Chi tiết các điều kiện đăng ký thường trú được chúng tôi giải đáp ở trên.