Lâu nay, vấn đề thiếu cát cung ứng cho các công trình xây dựng đã được đưa vào nghị trường để tìm giải pháp khắc phục vì ĐBSCL đã cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Nay, hiện tượng nhập khẩu cát ồ ạt đã cho thấy nguồn cát thật sự khan hiếm mà nếu thị trường chậm cung ứng thì sẽ tạo ra cơn “sốt” cát cục bộ.
Lâu nay, vấn đề thiếu cát cung ứng cho các công trình xây dựng đã được đưa vào nghị trường để tìm giải pháp khắc phục vì ĐBSCL đã cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Nay, hiện tượng nhập khẩu cát ồ ạt đã cho thấy nguồn cát thật sự khan hiếm mà nếu thị trường chậm cung ứng thì sẽ tạo ra cơn “sốt” cát cục bộ.
Thông tin với báo chí, ông Phan Văn Tâm - phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Cục Hải quan An Giang cho biết, từ tháng 6 đến nay có 11 doanh nghiệp nhập khẩu cát qua đường cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, với trên 2,5 triệu m3 cát. Giá cát bán tại Campuchia được kê khai trong tờ khai hải quan là 6 USD/m3 (tương đương 140.000 đồng/m3). Sau khi nhập khẩu cát về, phải đóng thuế giá trị gia tăng 10%.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, trước đây cát Campuchia chỉ tạm nhập ở An Giang rồi xuất sang nước thứ ba. Sau đó, Campuchia đã ký kết với Việt Nam không xuất khẩu cát sang nước thứ ba. Riêng việc nhập cát từ Campuchia vào Việt Nam thì chưa từng bị cấm bao giờ. Hiện nay, trong nước đang khan hiếm cát nên cũng khuyến khích doanh nghiệp nhập cát.
Nằm ở vùng hạ nguồn, đón dòng chảy đổ về từ sông mẹ Mekong, ĐBSCL vốn là thủ phủ của các mỏ quặng với trữ lượng cát khổng lồ được khai thác gần 100 năm qua. Tuy nhiên, bị “hút” với trữ lượng quá mức mà hiện hay hầu hết các mỏ cát có tiếng trong vùng đều đã “rỗng đáy”. Hiện tại, phần lớn cát còn khai thác được ở ĐBSCL đều là cát san lấp. Một vài mỏ cát vàng quý hiếm ở đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp chuyên dùng cho xây dựng nhưng cũng đã được “chỉ mặt điểm tên”.
Ông Mai Văn Nhựt Thành – Phó chủ tịch xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới – địa phương có mỏ cát vàng duy nhất tại tỉnh An Giang đang được cấp phép khai thác cho biết:
"Trữ lượng mỏ cát này được cấp phép hằng năm chớ không cấp phép vĩnh viễn. Hiện nay là cho phép khai thác trong 01 năm để cung cấp cho 2 công trình: Tuyến tránh Long Xuyên và đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Cát đem lên là chỉ cung ứng cho 2 công trình trọng điển quốc gia này, chớ không cho phép thương mại."
Để kịp tiến độ các công trình trọng điểm, mới đây UBND tỉnh An Giang vừa ban hành quyết định điều chỉnh trữ lượng khai thác trên sông Tiền đi qua địa phận xã Mỹ Hiệp và xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới.
Theo đó, trữ lượng khai thác từ 740.000m3 được tăng lên 1.110.000m3. Mỏ cát này sẽ có tám xáng cạp thay vì sáu xáng cạp. Thời gian khai thác là sáu tháng với đơn giá là 79.200 đồng/m3. Hiện mỏ cát sông Tiền, đoạn xã Mỹ Hiệp và xã Bình Phước Xuân có tổng trữ lượng khoảng 4,4 triệu m3. Trong số này, cung cấp cho tuyến đường tránh TP Long Xuyên và đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là 1,1 triệu m3. Số còn lại sẽ tiếp tục cung cấp cho các công trình cao tốc khác hay dự án trọng điểm của tỉnh.
Theo kế hoạch, từ nay tới năm 2025, vùng ĐBSCL sẽ thực hiện hàng loạt các dự án đường bộ cao tốc, gồm: Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng… ước tính, nhu cầu cát đắp nền đường cho các dự án khoảng hơn 35,6 triệu m3.
Theo nhiều doanh nghiệp khai thác và mua bán cát cho biết, cát nhập khẩu từ Campuchia về chủ yếu là cát vàng, đây là loại cát tốt nhất chuyên dùng cho xây dựng và đang bị thiếu trầm trọng tại thị trường ĐBSCL.
Cát vàng có nhiều loại nên có nhiều mức giá khác nhau. Giá dao động khoảng 170.000 đồng/m3 đối với cát loại 1,4mm, còn cát loại 2,2 - 2,5mm có giá 270.000 - 280.000 đồng/m3. Năm 2010, Campuchia đã cấm xuất khẩu cát sau khi xảy ra sạt lở.
Đến năm 2022, quốc gia này mở cửa trở lại nên nhiều doanh nghiệp sang Campuchia tham gia khai thác cát. Cộng với sự khan hiếm của dòng cát vàng tại ĐBSCL đã khiến nhiều doanh nghiệp đứng ngồi không yên, đến An Giang “nằm vùng” chờ “gom hàng”.
Ông Bùi Thái Hoàng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Xương cho biết thêm: "Ở cửa khẩu Vĩnh Xương thì tổng kim ngạch xuất khẩu là chính. Nhưng trong năm 2022 thì lượng nhập nhiều hơn xuất, chủ yếu là nhập cát. Thế nên, năm nay giá trị nhập khẩu đã gần cao hơn giá trị xuất khẩu."
Hiện tại, nguồn cát phục vụ san lấp chủ yếu do các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang cung cấp. Các dự án cao tốc tại ĐBSCL sẽ được khởi công xây dựng vào thời điểm giữa năm 2023. Chính quyền các địa phương đang phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị nguồn cát san lấp nhưng xem ra giải bài toàn này không hề đơn giản.
Ông Huỳnh Văn Nguyên - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho biết, xu hướng sản lượng khai thác trong các năm tới sẽ giảm do nhiều mỏ cát ở Đồng Tháp đã gần hết trữ lượng. Phù sa, trầm tích cát sông bồi đắp hàng năm giảm đi rất nhiều nên khả năng cân đối để có thể cung ứng cát cho các công trình bên ngoài địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới là khó khăn.
Ông Nguyễn Việt Trí - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cũng khẳng định: An Giang có khoảng 7 mỏ, 4 địa điểm chỉnh trị đang khai thác và 2 mỏ chuẩn bị đi vào khai thác nhưng chỉ có quy mô từ vài trăm ngàn tới hơn 1 triệu m3.
Riêng trong năm 2022, An Giang phải cung cấp khối lượng hơn 6,2 triệu m3 cát cho các dự án xây dựng. Dự tính An Giang chỉ có khả năng cung cấp hơn 6,3 triệu m3 cát san lắp cho cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng đi qua địa phận của tỉnh. Còn khả năng cung ứng cho các dự án cao tốc ngoài tỉnh là rất hạn chế.
Do nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình, tạo lập các đô thị đang cần một lượng cát khổng lồ, nhưng ĐBSCL đã bị khai thác quá mức dẫn đến trữ lượng cát không còn nhiều. Thế nên, cát sỏi dần trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm và việc các doanh nghiệp nhập cát từ Campuchia về cũng là một cách giải quyết tình thế cấp bách của thị trường. Tuy nhiên việc mua bán này cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ của các ngành chức năng để tránh những hệ lụy có thể xảy ra.
Trả lời câu hỏi của bạn đọc, Bộ phận tư vấn của Ban Biên tập có ý kiến trao đổi như sau để bạn đọc tham khảo: Về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, đề nghị bạn đọc thực hiện theo quy định tại tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính, sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư sửa đổi bổ sung tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính . Ngoài ra, căn cứ Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng, mặt hàng cát tự nhiên nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 phải kiểm tra nhà nước về chất lượng. - Khoản 3 Điều 1Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) quy định : " Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau: a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật; c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.” - Điểm 3.1.1 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng : “ Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 của Quy chuẩn này dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.” Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Nghị định số Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ và Điểm 3.1.1 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng: + Trường hợp thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết quà chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được thừa nhận thì người khai hải quan nộp bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được thông quan hàng hóa. + Trường hợp thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng dựa trên kết chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định thì người khai hải quan nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng cho cơ quan hải quan để được thông quan hàng hóa.” Đề nghị bạn đọc tham khảo các quy định nêu trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể. Bạn đọc có thể tìm nội dung văn bản đã nêu ở mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.. Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để bạn đọc biết. Trân trọng./
Campuchia vừa công bố lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn, chính thức chấm dứt việc bán cát cho Singapore - quốc gia đã sử dụng nguồn cát từ Campuchia trong suốt nhiều nằm qua để phục vụ cho việc mở rộng lãnh thổ.Theo hãng tin BBC, các nhóm bảo vệ môi trường nói rằng việc đào và hút cát đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển của Campuchia. Năm ngoái, nước này công bố lệnh cấm xuất khẩu cát tạm thời, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng hoạt động đào hút cát vẫn tiếp diễn.Số liệu của Liên hiệp quốc cho thấy Singapore đã nhập khẩu hơn 72 triệu tấn cát từ Campuchia kể từ năm 2007. Trong khi đó, Chính phủ Campuchia nói rằng Singapore chỉ nhập khẩu 16 triệu tấn cát từ nước này trong cùng khoảng thời gian.Từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore đã mở rộng diện tích được hơn 20%. Đảo quốc sư tử cũng xem việc mở rộng lãnh thổ thông qua bồi lấp là một chiến lược chủ chốt để đáp ứng dân số ngày càng tăng.Cát là vật liệu chủ chốt cho hoạt động bồi lấp, nhưng những dự án gần đây của Singapore đã bất đầu thử nghiệm những kỹ thuật mới đòi hỏi sử dụng ít cát hơn. Ngoài ra, các dự án bồi lấp của Singapore được thi công bởi các nhà thầu tư nhân - những công ty phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu cát, trong đó có cả các biện pháp bảo vệ môi trường.Phát ngôn viên Meng Saktheara thuộc Bộ Khai khoáng và Năng lượng Campuchia nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn mà nước này vừa ban hành là câu trả lời đối với những lo ngại về môi trường. “Những lo ngại đó là chính đáng và rủi ro là rất lớn, bởi vậy chúng tôi quyết định cấm xuất khẩu cát và hoạt động đào hút cát quy mô lớn”, ông Meng nói.Trước Campuchia, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành nhiều loại lệnh cấm xuất khẩu cát khác nhau. Chẳng hạn, Malaysia ban lệnh cấm xuất khẩu cát vào năm 1997, còn Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu đất pha cát sang Singapore vào năm 2007.Các tổ chức môi trường hy vọng rằng lệnh cấm sẽ chấm dứt việc buôn bán cát, hoạt động mà họ cho là gây tổn hại cho môi trường trong nhiều năm trời.“Tôi cho rằng lệnh cấm sẽ tạo ra sự khác biệt. Các công ty khai thác cát sẽ khó mà xuất khẩu cát được nữa”, ông Alejandro Gonzalez-Davidson, một nhà hoạt động thuộc nhóm Mother Nature, phát biểu.Ông Gonzalez-Davidson nói thêm rằng sự chú ý của giới truyền thông và các nhà hoạt động môi trường đối với hoạt động buôn bán cát hiện nay sẽ khiến các công ty khó có thể bất chấp lệnh cấm.
Báo cáo nêu rõ, từ ngày 13 đến 16/5, đoàn công tác của Bộ Công Thương và đại diện Bộ Giao thông vận tải đã khảo sát thực tế việc nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về Việt Nam. Theo kết quả khảo sát, trữ lượng cát của Campuchia có thể cung cấp đủ cho nhu cầu xây dựng và san lấp, ngay trước mắt và lâu dài của các tỉnh phía Nam nước ta.
Thống kê cho thấy, mỗi ngày, Campuchia đang xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 50.000 - 60.000 m3 cát. Chính phủ Campuchia chủ trương để thị trường mua bán tự do, không can thiệp vào giá cả và sẽ cấp chứng nhận xuất xứ; yêu cầu đảm bảo việc khai thác, vận chuyển, xuất khẩu cát đúng giấy phép, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước.
Vì vậy, Bộ Công Thương kiến nghị lãnh đạo Chính phủ xem xét, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát và nắm bắt tổng nhu cầu, số lượng cát cần mua của các doanh nghiệp, nhà thầu thi công san lấp, xây dựng để chủ động làm việc với doanh nghiệp Campuchia, đàm phán hợp đồng mua bán cát theo đúng quy định của hai nước.
Hiện tại, Campuchia mới cấp phép khai thác và xuất khẩu cát cho 3 công ty trong nước (không cấp phép khai thác cho công ty nước ngoài); trong đó, Công ty Chaktomuk Campuchia mỗi ngày đang xuất khẩu khoảng từ 40.000 - 60.000 m3 cát cho khoảng 15 - 20 công ty của Việt Nam. Đáng lưu ý, Công ty Sok Theara sở hữu trữ lượng mỏ cát khoảng hơn 200 triệu m3 nhưng hiện chưa xuất khẩu cát sang Việt Nam. Công ty Global Green Energy đang cung cấp khoảng 10.000 m3/ngày cho 2 - 3 công ty của Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, phía Campuchia cho biết sẵn sàng ban hành cả chứng nhận xuất xứ cho cát mua tại Campuchia để giảm thiểu hiện tượng gian lận, buôn lậu. Trước đó, đầu tháng 4 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với các bộ ngành và tỉnh, thành liên quan về tình hình vật liệu cát đắp nền cho dự án đường vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.
Được biết, Campuchia có thiện chí xuất khẩu cát sang Việt Nam với trữ lượng khoảng 100 triệu m3, thời gian khai thác trong 1 năm. Vì vậy Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo kết quả nghiên cứu đàm phán nhập khẩu cát xây dựng và cát đắp nền từ nước bạn để xem xét, quyết định nhằm giảm bớt áp lực cân đối cung cầu trong nước.