Bác Sĩ Lương Thu Hương

Bác Sĩ Lương Thu Hương

243 Đ. Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

243 Đ. Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điều kiện trở thành viên chức ngành Y

Cũng giống như các ngành, nghề khác của nước ta, ngành y cụ thể là bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng, y sĩ là những đối tượng được tuyển dụng vào làm viên chức trong các cơ sở y tế công lập. Theo đó, căn cứ Thông tư liên tịch 10/2015 giữa Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, chức danh nghề nghiệp thuộc ngành y gồm:

– Nhóm chức danh bác sĩ: Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ chính hạng II, bác sĩ hạng III.

– Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng: Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng hạng III.

– Chức danh y sĩ chỉ gồm có y sĩ hạng IV.

Theo đó, điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng viên chức chuyên ngành Y của các chức danh nêu trên được quy định tại Thông tư 03/2022/TT-BYT gồm:

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

– Chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ/chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.

Như vậy, để trở thành viên chức chuyên ngành Y với chức danh nghề nghiệp bác sĩ thì phải tốt nghiệp bác sĩ trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hoặc chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Khi mới ra trường ngành Bác sĩ Đa khoa lương bao nhiêu?

Hiện nay, ngoài bác sĩ là viên chức trong các cơ sở y tế công thì còn có bác sĩ là người lao động, ký hợp đồng lao động với các bệnh viện, cơ sở y tế công và ngoài công lập. Theo đó, bảng lương Bác sĩ Y khoa mới ra trường trong tuỳ từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể như sau:

Khi là viên chức trong các bệnh viện công lập, bác sĩ mới ra trường sẽ được xếp lương theo quy định tại Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015. Cụ thể:

– Bác sĩ cao cấp hạng I: Xếp lương viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.

– Bác sĩ chính hạng II: Áp dụng lương viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.

– Bác sĩ hạng III: Áp dụng lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Trong đó, lương bác sĩ đang tính theo công thức: Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

– Hệ số: Do là bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34; nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.

Mức lương cơ sở: Hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đang có đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và áp dụng từ 01/7/2023 hoặc ngay từ 01/01/2023.

Cụ thể mức lương của bác sĩ được thể hiện dưới bảng sau đây:

Ngoài đối tượng được tuyển dụng vào viên chức, bác sĩ mới ra trường còn có thể thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập. Khi đó, mức lương của bác sĩ mới ra trường sẽ thực hiện theo thoả thuận giữa bác sĩ đó với cơ sở y tế.

Và mức lương này sẽ được thể hiện trong hợp đồng lao động, theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nêu tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Ở trên là những thông tin mới nhất về mức lương của ngành Bác sĩ Y khoa nói chung. Đối với từng chuyên ngành riêng thì cũng có thể áp dụng các tính đã được nói đến như ở trên. Bên cạnh lượng cơ bản; ngành Bác sĩ Đa khoa còn có thể nhận được các khoảng thu nhập khác từ việc trực hay đãi ngộ tại cơ sở làm việc.

Ở Trung Quốc, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe được coi là nền tảng cho sự phát triển của quốc gia. Bệnh viện tại quốc gia tỷ dân bao gồm 3 loại: bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học cổ truyền (TCM) và bệnh viện chuyên khoa.

Chiếm số lượng lớn nhất là bệnh viện công và do chính phủ điều hành. Khoản trợ cấp thường xuyên của chính phủ chủ yếu được sử dụng để trả lương cơ bản cho nhân viên y tế trong khi các bệnh viện tư nhân tự trả lương nhân viên dựa trên hợp đồng. Lương của bác sĩ ở bệnh viện công Trung Quốc gồm 3 phần: lương cơ bản, phúc lợi và tiền thưởng.

Trong quan niệm cố hữu của xã hội Trung Quốc, bác sĩ đồng nghĩa với “lương cao” và “danh giá”, nhưng các nhân viên y tế đều chia sẻ rằng thu nhập của họ thấp và đang kêu gọi cải cách để nâng cao đời sống vật chất.

Thù lao của bác sĩ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, từ vị trí địa lý đến chuyên môn và năm kinh nghiệm. Ví dụ, bác sĩ trưởng khoa truyền nhiễm Liên Tạ Bao tại Bệnh viện số 1 thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) từng chia sẻ với tờ China Business News rằng năm 2012, thu nhập hằng năm của ông hơn 80.000 NDT (khoảng 273 triệu đồng) thì đến năm 2020, đạt khoảng 400.000 NDT (khoảng 1,36 tỷ đồng).

Động lực cung - cầu, chi phí sinh hoạt và cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe ở các khu vực góp phần ảnh hưởng đến mức lương của bác sĩ.

Các bác sĩ hành nghề ở các trung tâm đô thị sầm uất hạng 1 như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu thường yêu cầu mức lương cao hơn so với các bác sĩ ở các khu vực khác. Theo một thống kê, mức lương trung bình của các bệnh viện Bắc Kinh là 10.917 NDT/tháng (khoảng 37,3 triệu đồng). Mức thưởng trung bình cuối năm của các bệnh viện ở thủ đô là 31.727 NDT (khoảng 107 triệu đồng).

Dữ liệu từ Báo cáo khảo sát tình trạng nhân lực bệnh viện Trung Quốc năm 2022 cho thấy thu nhập khám bệnh trung bình của bác sĩ là 94.000 NDT/năm (khoảng 321 triệu đồng), và 70% bác sĩ cho biết thu nhập khám bệnh trước thuế của họ thấp hơn 100.000 NDT/năm (khoảng 342 triệu đồng).

Trước đó, năm 2018, hai học giả Trường Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh công bố mức thu nhập của bác sĩ tại Trung Quốc trên tạp chí Y khoa BMC Health Services Research. Đây làkết quả cuộc khảo sát tại 136 bệnh viện trên khắp 31 tỉnh Trung Quốc với sự tham gia của hơn 17.600 bác sĩ.

Theo đó, mức lương trung bình hằng năm của bác sĩ Trung Quốc là 13.764 USD (khoảng 339 triệu đồng) vào năm 2015. Các bác sĩ ở miền Đông Trung Quốc kiếm được nhiều tiền hơn so với những người ở miền Trung và miền Tây. Mức lương của bác sĩ nam năm 2015 là 14.832 USD (khoảng 365 triệu đồng), cao hơn mức lương của đồng nghiệp nữ là 12.912 USD (khoảng 318 triệu đồng).

Trong số những người được hỏi, 76,3% làm việc hơn 40 giờ/tuần. Trung bình các bác sĩ điều trị cho 40 bệnh nhân mỗi ngày. Do đó, 67,2% bác sĩ dành không quá 10 phút cho mỗi bệnh nhân ngoại trú. Sau khi điều chỉnh theo độ tuổi và vị trí quản lý, mức lương được gắn với số năm làm việc, trình độ học vấn và chuyên môn, nhưng không phụ thuộc vào số giờ làm việc hằng tuần và giới tính.

Chính phủ Trung Quốc đang tích cực cải cách tiền lương y tế để hơn 4 triệu bác sĩ được hưởng nguồn phúc lợi xứng đáng, từ đó có thể cải thiện chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bệnh nhân, theo Times Finance.

Năm 2017, Trung Quốc đã triển khai thí điểm chương trình cải cách tiền lương ở các bệnh viện công. Tháng 8/2021, với sự chấp thuận của Quốc vụ viện, 5 cơ quan đã cùng ban hành "Các ý kiến ​​chỉ đạo về việc tăng cường cải cách hệ thống tiền lương ở các bệnh viện công" và triển khai cuộc cải cách ở cấp quốc gia.

Chính quyền thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến, lần đầu tiên thực hiện chế độ trả lương hằng năm cho nhân viên y tế với tiêu chuẩn lương cụ thể như: Bác sĩ chính: 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng); bác sĩ điều trị: 200.000 NDT (khoảng 684 triệu đồng); bác sĩ nội trú: 150.000 NDT (513 tỷ đồng); kỹ thuật viên /dược sĩ: 80% chức danh chuyên môn cùng cấp; y tá: 70% chức danh nghề nghiệp cùng cấp; nhân viên hành chính: 40% chức danh chuyên môn cùng cấp.

Cụ thể hơn, nếu một người là kỹ thuật viên hoặc dược sĩ ở Tam Minh và có một chức danh chuyên môn nhất định, mức lương của người đó sẽ bằng 80% mức lương của một người có chức danh tương tự nhưng ở vị trí cao hơn.

Giả sử có hai kỹ thuật viên, cả hai đều có chức danh khác nhau nhưng có cùng trình độ chuyên môn và trách nhiệm. Nếu một kỹ thuật viên kiếm được 100.000 NDT mỗi năm thì kỹ thuật viên còn lại có chức danh thấp hơn sẽ kiếm được 80.000 NDT/năm, bằng 80% mức lương cao hơn.

Giải ‘cơn khát’ bác sĩ nội trú!